Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm

Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm
Trong các bữa tiệc cuối năm, bia rượu là những thức uống phổ biến thường thấy bên cạnh nước ngọt hay nước lọc. Người bị dị ứng bia rượu nếu uống phải, nhẹ là nổi mề đay, nặng có thể gây suy hô hấp, thậm chí mất mạng!

Vấn đề dị ứng bia rượu là trạng thái cơ thể gặp phản ứng khó chịu khi tiếp xúc với thức uống có cồn, phổ biến là bia rượu, kể là là nồng độ cồn ở mức thấp hay cao. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng mà có người sẽ có mức độ phản ứng mạnh, có người phản ứng ở mức độ nhẹ.

Nhìn chung, để vui chơi mạnh khỏe trong dịp cuối năm thì chú ý tới những vấn đề như an toàn thực phẩm hay dị ứng bia rượu cũng đóng vai trò quan trọng.

1. Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn)

Những dấu hiệu dị ứng bia rượu phổ biến thường gặp bao gồm:

- Miệng bị ngứa, hoặc có thể bị ngứa ở mắt và mũi

- Nổi mề đay trên da, mẩn ngứa

- Mặt đỏ, cổ đỏ, ngực đỏ hoặc ở các vùng da khác

Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm - Ảnh 2.

Mẩn đỏ có thể xảy ra do dị ứng bia rượu (Ảnh: Internet)

- Họng và mặt có thể bị sưng

- Mũi bị nghẹt, kèm theo chảy nước mũi

- Thở khò khè hoặc khó thở

- Huyết áp bị tụt, người uống có dấu hiệu buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là có thể bị tiêu chảy.

2. Ai có nguy cơ bị dị ứng rượu bia cao?

Thưc tế thì ai cũng có nguy cơ bị dị ứng rượu bia, nhưng những nhóm người sau đã được chỉ ra là có nguy cơ cao hơn:

- Người gốc Á

- Người đang bị hen suyễn hay có tiền sử với các bệnh dị ứng

Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm - Ảnh 3.

Người bị hen suyễn có nguy cơ bị dị ứng bia rượu cao (Ảnh: Internet)

- Người bị dị ứng ngũ cốc hay dị ứng các thực phẩm khác. Trong đó dị ứng lạc là bệnh khá phổ biến, bạn có thể tìm hiểu về Dị ứng lạc (đậu phộng) là gì và cách xử lý.

- Người đang bị ung thư hạch Hodgkin

- Người đang sử dụng một số thuốc điều trị bệnh.

3. Dị ứng bia rượu (có cồn) bao lâu thì hết? Kéo dài lâu không?

Thực tế chưa có một thống kê nào được công nhận liên quan tới dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu hay bao lâu thì hết.

Các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như mức độ nặng nhẹ, hấp thụ bao nhiêu cồn hay khả năng đào thải độc tố của người uống mà sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Yếu tố chăm sóc sau khi dị ứng cũng có thể ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục.

Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm - Ảnh 4.

Tùy từng cơ địa khác nhau mà thời gian hồi phục sau dị ứng bia rượu cũng khác nhau (Ảnh: Internet)

Chẳng hạn như với người có gan, thận khỏe mạnh, khả năng lọc và đào thải tố thì dị ứng bia rượu ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể hồi phục sau 2 - 3 ngày. Nhưng nếu có cơ địa yếu thì cơn dị ứng có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí có trường hợp không tự đào thải được phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.

4. Vậy khi nào thì người bị dị ứng bia rượu cần gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, với những người có cơ địa yếu, không thể tự đào thải được cồn, độc tố trong bia rượu thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.

Còn với những người có mức độ dị ứng nhẹ, không xảy ra các phản ứng dữ dội thì có thể tiếp tục theo dõi và xử lý tại nhà.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, nếu như việc dị ứng bia rượu có liên quan tới thuốc đang được chỉ định dùng thì cần mang theo thuốc mà bạn đang uống tới bệnh viện.

5. Cần làm gì khi bị dị ứng bia rượu (có cồn)

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị giúp khỏi hoàn toàn chứng dị ứng bia rượu. Lời khuyên tốt nhất chính là tránh xa rượu bia để không bị dị ứng nữa. Tiếp theo chính là lựa chọn thực phẩm hay đồ uống đều nên kiểm tra thành phần xem có cồn hay không để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nhận biết dấu hiệu dị ứng bia rượu (có cồn) để không "ham vui" trong bữa tiệc cuối năm - Ảnh 5.

Với các mức độ khác nhau mà người bị dị ứng bia rượu có thể tự điều trị hoặc bắt buộc phải tới bệnh viện (Ảnh: Internet)

Một số loại thuốc dưới đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng do dị ứng bia rượu gây ra. Nhưng lưu ý là tuyệt đối không được tự ý mua và uống nếu như không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng histamine

Khi dị ứng bia rượu xảy ra ở mức độ nhẹ thì thuốc kháng histamine có thể được bác sĩ kê để khắc phục những triệu chứng này. Tác dụng của thuốc sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, giảm mẩn đỏ ở da và mặt.

Thuốc Epinephrine

Thuốc Epinephrine được chỉ định cho những ca bị dị ứng bia rượu ở mức độ từ trung bình cho tới nặng. Thuốc sử dụng dưới dạng tiêm động mạch để nhanh chóng phân phối tới khắp cơ thể. Động mạch đùi là khu vực phổ biến nhất thường được tiêm.

Thuốc điều trị hen suyễn

Những bệnh nhân gặp tình trạng hen suyễn khi dị ứng bia rượu sẽ được chỉ định thuốc hen suyễn để giảm cơn khó thở. Tuy nhiên, có một số Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hen suyễn mà bạn cần nhớ.

6. Tác động nguy hiểm tới sức khỏe

Nhìn chung dị ứng bia rượu xảy ra ở mức độ nào đều sẽ có những tác động nhất định đến sức khỏe của người uống.

Dưới đây là một nguy cơ đối với sức khỏe khi bị dị ứng bia rượu:

- Suy giảm hệ miễn dịch

Healthline cho biết, nếu thường xuyên uống bia rượu bạn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh viêm phổi và bệnh lao cao hơn so với nhóm uống ít và không sử dụng bia rượu.

- Suy gan

Gan là cơ quan giúp lọc và đào thải độc tố khi uống bia rượu. Bởi vậy khi uống quá nhiều sẽ khiến gan phải hoạt động hết công suất và thậm chí là quá tải. Lâu dần chức năng gan sẽ bị suy giảm dẫn tới các bệnh như suy gan, xơ gan,..

Xơ gan còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra. Bạn có thể tìm hiểu về Các nguyên nhân gây xơ gan khác không chỉ do bia rượu.

- Suy giảm chức năng thận và nguy cơ mắc bệnh thận

Cũng tương tự như gan, thận cũng có tác dụng lọc và đảo thải độc tố nhưng uống bia rượu nhiều sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Hơn nữa, nồng độ cồn còn khiến acid có trong nước tiểu bị lắng đọng nhiều hơn gây sỏi thận hay sỏi bàng quang.

- Bệnh tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày là những bệnh có thể xảy ra khi lạm dụng bia rượu có cồn.

Các tác động nguy hiểm khác có thể kể đến như nguy cơ ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư vú, suy tim, tăng cân, viêm tụy,...


Tác giả: Kim Phụng