Nhận biết cục máu đông để ngăn ngừa đột quỵ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Nhận biết cục máu đông để ngăn ngừa đột quỵ
Nếu bị chấn thương cục máu đông rất tốt nhưng hiện tượng này có thể là nguyên nhân gây đột quỵ thậm chí tử vong

Thông thường, cục máu đông trong cơ thể rất tốt nhất là khi bạn bị thương và cần máu đông tụ lại những vị trí chấn thương để giúp cầm máu. Tuy nhiên có những trườn hợp cục máu đông xuất hiện sẽ khiến cơ thể bạn đối mặt với nguy hiểm nhất là khi chúng xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ bắp. Xuất hiện cục máu đông nếu không được phát hiện kịp thời có thể là nguyên nhân gây đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ông Luis Navarro, bác sĩ, người sáng lập Trung tâm Điều trị The Vein ở New York, Mỹ cho biết: "Khi cục máu đông xuất hiện ở hệ thống sâu hơn trong cơ thể, chúng có thể gây nên hiện tượng đau đớn và cực kỳ nguy hiểm".

Dạng máu đông này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu và được ví như rào chắn trên đường huyết mạch gây cản trở hệ tuần hoàn và tắc nghẽn quá trình lưu thông máu. Hiện tượng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu huyết khối tĩnh mạch sâu và tách ra khỏi vị trí ban đầu tiến hành di chuyển vào phổi.

Khi đó, sẽ gây nên chứng nghẽn động mạch phổi. Đây là một dạng cục máu đông ngăn cản việc nhân oxy và máu mà tại cơ quản này và khiến phổi và các cơ quan khác bị tổn thương thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh những mối nguy hại do cục máu đông mang đến và hạn chế những nguyên nhân gây đột quỵ, tốt nhất hãy nhận biết dấu hiệu của cục máu đông không tốt trong cơ thể. Và để làm được điều đó bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện sau đây:

1. Một chi sưng phồng 

Nếu một bên chân hoặc cánh tay bị sưng là biểu hiện của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Bác sĩ Navarro đã chỉ ra rằng: "Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu ở chân khi đó máu đổ về phía sau cục máu đông, gây nên tình trạng sưng tấy".

Tuy nhiên nhiều người lại thờ ơ và bỏ qua dấu hiệu này nhất là khi một bên chân bị sưng to, cứng đờ khi ngồi trên máy bay hoặc bất động trong một thời gian dài. Bên cạnh đó hãy cẩn thận nếu hiện tượng này sảy ra nhanh, nhất là khi xảy ra cùng với một bên chân bị đau.

2. Đau cánh tay hoặc chân

Thông thường, huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ xuất hiện cùng với các triệu chứng như sưng phồng, tấy đỏ và gây đau nên mọi người sẽ rất khó phát hiện.

Bác sĩ đã Navarro nhấn mạnh rằng: "Cảm giác đau đớn do một cục máu đông gây ra dễ bị nhầm lẫn với đau như khi bị căng cơ hoặc co rút cơ. Đây cũng chính là lí do tại sao cục máu đông thường không được phát hiện sớm và trở nên nguy hiểm với sức khỏe con người."

Theo các chuyên gia, nếu bạn bạn đang đi bộ hoặc đang gập cong chân hướng lên trên thì  đau do huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có xu hướng tấn công bạn nhanh hơn.

Vậy nên, nếu bạn bị chuột rút, chân bạn dường như không thể lắc hay cử động được và da ở gần khu vực đó trở nên ấm hoặc đổi màu thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời. Bởi đây có thể là nguyên nhân gây đột quỵ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

3. Nổi những vệt đỏ trên da

Trên thực tế, vết bầm tím cũng là một dạng cục máu đông và bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy có sự thay đổi về màu sắc da thì bạn cần cẩn thận.

Ở chi bị tổn thương, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra các vệt đỏ dọc theo tĩnh mạch và khiến cánh tay hoặc chân ấm hơn khi chạm vào.

4. Đau ngực

Thông thường khi bị đau tức ngực bạn sẽ nghĩ đến các bênh lý tim mạch nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của cục máu đông.

Bác sĩ Navarro đã chỉ ra rằng "Cả suy tim và nghẽn động mạch phổi đều có triệu chứng giống nhau"

Tuy nhiên, đau do nghẽn động mạch phổi có xu hướng mạnh hơn, tạo cảm giác đau hơn. Hiện tượng này trở nên nặng khi bạn hít một hơi sâu. Trong khi đó, đau do suy tim thường bắt đầu từ vùng thân trên như vai, hàm hay cổ.

Và để phân biệt được điều này bạn có thể dựa vào hơi thở. Đau do nghẽn mạch phổi sẽ nặng hơn bạn hít vào và nếu điều đó xảy ra hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ tính mạng của mình.

5. Khó thở, tim đập nhanh là nguyên nhân gây đột quỵ ở nhiều người

Nếu có cục máu đông trong phổi, lượng oxy sẽ giảm. Khi hàm lượng oxy thấp nhịp tim sẽ tăng lên để có thể bù đắp cho sự thiếu oxy trong phổi. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ thậm chí tử vong ở nhiều người.

Vậy nên nếu thấy có sự rung động trong lồng ngực và bạn đang gặp rắc rối với hơi thở sâu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nghẽn động mạch phổi.

Bên cạnh đó nếu thấy những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn đột ngột xuất hiện thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để có hướng can thiệp kịp thời.

6. Ho không rõ nguyên nhân

Bạn bị ho nhiều, liên tục, bạn cảm thấy khó thở, nhịp tim nhanh, đau ở ngực thì đừng chủ quan bởi đây là dấu hiệu cho thấy khả năng bạn đã bị nghẽn động mạch phổi và có thể là nguyên nhân gây đột quỵ.

Bác sĩ Navarro khuyến cáo: "Cơn ho thuộc kiểu ho khan nhưng đôi khi bệnh nhân có thể ho ra đờm hoặc máu".

Trên đây là những dấu hiệu của cơ thể tuyệt đối bạn không được bỏ qua. Nếu nghi ngờ, thì hãy tìm đến các bác sĩ ngay để bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa những nguyên nhân gây đột quỵ trước khi quá muộn.


Tác giả: Đỗ Hoa