- Sốt kèm theo đau họng, đau đầu, mệt mỏi
Dấu hiệu cảm cúm này khá tương đồng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác như cảm lạnh, viêm đường hô hấp,... Tuy nhiên, người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao (trên 38 độ) kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu. Virus gây bệnh cúm có thể khiến đau nhức xương khớp và các cơ, cơ thể khó chịu. Đây là điều ít xảy ra đối với người chỉ bị cảm lạnh.
Sốt kèm theo đau họng, đau đầu,... là dấu hiệu cảm cúm thường gặp (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, người bị cảm cúm thường có triệu chứng đau họng, ngạt mũi, hắt hơi kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Các triệu chứng tương tự cũng có thể xảy ra đối với người bị cảm lạnh, nhưng thường tự hết sau khoảng 1-2 ngày. Vì vậy, khi có các dấu hiệu cảm cúm, cần theo dõi cả thời gian bệnh phát triển để dễ dàng phân biệt giữa 2 loại bệnh.
- Cảm giác ớn lạnh
Các cơn sốt do virus cảm cúm gây ra thường kèm theo cảm giác ớn lạnh ở sống lưng hoặc dọc cơ thể. Triệu chứng ít gặp ở các loại bệnh thông thường, vì vậy khi có cảm giác ớn lạnh trong cơn sốt, cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cảm giác ớn lạnh trong khi sốt là dấu hiệu cảm cúm tiêu biểu (Ảnh: Internet)
- Viêm phế quản, viêm phổi
Bệnh do virus cúm không chỉ làm tổn thương các cơ quan hô hấp trên mà có thể tấn công phế quản, phổi của người bệnh. Bệnh cảm cúm có khả năng gây ra viêm phế quản, viêm phổi, nếu không được điểu trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Các dấu hiệu diễn ra cùng lúc, liên tục
Tuỳ vào loại virus cúm gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể, thời gian bệnh biểu hiện ra bên ngoài có thể khác nhau. Tuy nhiên, các đa phần trường hợp thường biểu hiện ra ngoài cùng lúc nhiều dấu hiệu cảm cúm.
Các dấu hiệu này đến nhanh, dồn dập làm cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, mất sức. Do đó, khi có các dấu hiệu trên, đặc biệt là vào mùa dịch, cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra sớm và phát hiện bệnh kịp thời.
Đối với cảm lạnh và một số bệnh có dấu hiệu tương tự, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần và ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, cảm cúm lại là bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần lưu ý tới các biểu hiện lạ của cơ thể để có phương pháp điều trị hợp lí.
Cần phân biệt dấu hiệu cảm cúm và các bệnh khác để điều trị đúng cách (Ảnh: Internet)
Phương pháp điều trị của cảm lạnh và cảm cúm cũng hoàn toàn khác nhau. Việc điều trị cảm lạnh thường diễn ra trong thời gian ngắn với các biện pháp đơn giản như: thông mũi, súc miệng nước muối, xông hơi,....
Ngược lại, việc điều trị cảm cúm thường phúc tạp hơn và cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đề phòng biến chứng. Đặc biệt, đối với các chủng cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1,... người bệnh có thể phải điều trị cách li để tránh lây lan ra cộng đồng.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảm cúm là rất quan trọng, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi có các biểu hiện lạ như trên, không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh để tránh các hậu quả đáng tiếc.