Nhận biết bệnh cảm lạnh qua 6 dấu hiệu đặc trưng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nhận biết bệnh cảm lạnh qua 6 dấu hiệu đặc trưng
Việc nhầm tưởng cảm lạnh với các bệnh khác gây khó khăn cho người bệnh trong điều trị và lựa chọn thuốc. Bài viết sau sẽ chỉ ra 6 dấu hiệu đặc trưng nhất để bạn nhận biết bệnh cảm lạnh chính xác, hạn chế nhầm lẫn.

Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi chuyển từ nóng sang lạnh, cơ thể con người dễ gặp các bệnh về hô hấp, nhiễm vi khuẩn gây ra cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp… Tuy nhiên, làm thế nào để bạn nhận biết bệnh cảm lạnh để biết cơ thể đang mắc bệnh nào? Không khó khăn để biết mình có mắc cảm lạnh không qua 6 dấu hiệu đặc trưng này.

1. Sốt nhẹ

Nếu chỉ bị cảm lạnh, thì bạn có biểu hiện sốt nhẹ. Trường hợp sốt cao thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi. Vì thế, hãy lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa các căn bệnh nhé.

2. Cơ thể ít đau nhức

Nhiều người thường có cảm giác nhức mỏi, đau nhức kèm theo đau đầu và nhận biết bệnh cảm lạnh. Thực tế, ở người bị cảm lạnh thì việc đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra hoặc việc đau nhức không kéo dài hoặc ở tần suất liên tục. Vì thế, nếu cơ thể bạn đau nhức liên tục thì rất có thể bạn mắc một bệnh khác không phải cảm lạnh nhé!

3. Nhận biết bệnh cảm lạnh qua hắt hơi

Bạn có thể nhận biết bệnh cảm lạnh dễ dàng qua triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi thậm chí nói ra bằng giọng mũi. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm lạnh. Khi bạn mắc bệnh lý cảm lạnh thì nước mũi sẽ chảy ra nhiều hơn, màu nước mũi xanh hoặc vàng do bị nhiễm trùng.

4. Cảm nhận đầu tiên là đau rát họng

Đối với nhận biết bệnh cảm lạnh, họng sẽ là bộ phận bị tác động đầu tiên. Người bệnh sẽ có cảm giác viêm họng, đau họng, nuốt nước bọt thấy khó chịu. Sau khi triệu chứng đau họng xảy ra khoảng 1-2 ngày, người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi chảy ra nhiều. Đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu nhẹ, sốt nhẹ ở trẻ em. Các dấu hiệu này thường tự mất sau khoảng một tuần.

5. Chỉ cảm thấy khó chịu, không thấy mệt mỏi

Bạn có thể nhận biết bệnh cảm lạnh bằng cách theo dõi cơ thể, khi cơ thể không thoải mái, khó chịu vì chảy nước mũi, hắt hơi thì đó chính là bệnh cảm lạnh. Lúc này bạn vẫn có thể đủ sức để làm các công việc bình thường. Khi bị cúm, người bệnh sẽ sốt, mệt mỏi và không muốn làm bất cứ việc gì. Vì thế, căn cứ để có thể phân biệt dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh cảm lạnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

6. Tự khỏi hoặc sử dụng thuốc thông mũi, viêm họng

Hiện nay, khi nhận biết bệnh cảm lạnh, người bệnh sử dụng thuốc điều trị hoặc để tự khỏi sau 3-10 ngày. Các thuốc trị bệnh cảm lạnh thường là thuốc điều trị triệu chứng, thường sử dụng thuốc viêm họng, thông mũi để giúp mũi người bệnh thoải mái, hạn chế chảy nước mũi, nghẹt mũi gây cảm giác khó chịu. Tùy thuộc vào dấu hiệu của bệnh để các bác sĩ đưa ra chỉ định về bệnh phù hợp.

7. Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh phổ biến và khó tránh khỏi, tuy nhiên khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh. Vì thế, để phòng ngừa bệnh, nên chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin C, tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, cân đối các nhóm dưỡng chất, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc ở môi trường bệnh.

Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh cảm lạnh và tránh nhầm lẫn so với các loại bệnh khác. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bệnh có những biến chuyển nặng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, sốt cao, bệnh kéo dài dai dẳng.


Tác giả: Phương Nguyễn