Nhận biết 2 vị trí đau điển hình do bệnh sỏi thận gây ra

Tham vấn chuyên môn: -
Nhận biết 2 vị trí đau điển hình do bệnh sỏi thận gây ra
Đau vùng thắt lưng cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận, đây cũng là cơ sở để chẩn đoán thận đang có sỏi hoặc bị suy thận.

Nhận biết các cơn đau do sỏi thận gây ra

Khi viên sỏi thận, chúng có thể không tự đào thải ra bên ngoài cơ thể mà bị kẹt lại ở niệu quản, bàng quang, gây ra những cơn đau. Những vị trí đau như ở thắt lưng, đau vùng hố chậu...sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và đôi khi chỉ là những cơn đau thoáng qua khiến người bệnh chủ quan.

Đường tiết niệu gồm thận (2 quả thận), niệu quản (2 niệu quản), bàng quang và niệu đạo. Sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bệnh có thể diễn biến dữ dội hoặc âm thầm, tiềm tàng, có trường hợp tình cờ phát hiện bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang khi chụp

 X-quang hoặc siêu âm ổ bụng vì một bệnh lý khác.

Ở giai đoạn mới khởi phát, viên sỏi còn bé có thể không gây ra những cảm nhận cho người bệnh. Về sau khi viên sỏi to dần, cảm giác đau là triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được khi có sỏi trong thận, tiết niệu. Các cơn đau này rất khó phân biệt với bệnh đau lưng, do vậy người bệnh rất khó nhận biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất là đi khám khi có những cơn đau ở các vị trí sau đây:

1. Đau vùng thắt lưng

Sỏi thận, sỏi niệu quản xuất hiện ở vùng nằm giữa xương sườn 12 và cột sống, gây cơn đau âm ỉ mãn tính hay cơn đau quặn thận. Đau mãn tính vùng thận với biểu hiện, đau âm ỉ, căng tức vùng hố thận hay vùng mạn sườn thắt lưng, cơn đau có xu hướng tăng lên sau đợt vận động gắng sức. Nguyên nhân gây đau là sự cản trở lưu thông nước tiểu của thận, niệu quản mãn tính như sỏi, có thể viêm không đặc hiệu (nhiễm khuẩn niệu).

Cơn đau quặn thận thường không xuất hiện đều, chúng đến đột ngột hoặc sau khi vận động quá sức. Cơn đau xuất phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản, có xu hướng lan ra trước và xuống dưới vùng bẹn, cơ quan sinh dục cùng bên, nghỉ ngơi sẽ thấy triệu chứng đau giảm dần.

Điểm khởi phát của cơn đau vùng thắt lưng là vùng nằm giữa xương sườn 12 và cột sống. Cơn đau do bệnh tại thận có vị trí đau cao hơn cơn đau do bệnh niệu quản. Cơn đau lan xuyên lan ra trước và xuống dưới, đau do sỏi thận có thể lan xuống dưới nhiều hơn cơn đau quặn thận.

Đau vùng thắt lưng cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận, đây cũng là cơ sở để chẩn đoán thận đang có sỏi hoặc bị suy thận.

Cơn đau quặn thận có thể do tăng áp lực đột ngột trong hệ thống đài bể thận, nhu mô thận vị ép đột ngột, bao thận căng đột ngột, từ đó kích thích cấp tính thần kinh giao cảm có rất nhiều vùng vỏ thận gây cơn đau.

2. Đau vùng hạ vị (vùng bụng dưới, bàng quang)

- Đau cấp tính: cơn đau này ít gặp hơn, chủ yếu trong trường hợp tiểu cấp, bàng quang căng do sỏi thận.

- Đau mãn tính: đau mãn tính vùng bàng quang thường liên quan đến rối loạn tiểu tiện như đái rắt, đái buốt.

Ngoài hai cơn đau là đau vùng thắt lưng, đau vùng hạ vị, sỏi thận còn gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có khi vàng sẫm, trong một số trường hợp bệnh nhân còn bị sốt, rối loạn tiêu hóa, có cảm giác ớn lạnh.

Bệnh sỏi thận tuy là căn bệnh phổ biến, nếu nhẹ có thể điều trị bằng cách tán sỏi bằng thuốc, chưa cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên nếu viên sỏi to, người bệnh phải đối mặt với một số biến chứng như viêm loét vùng tiết niệu, viêm bàng quang, suy thận, bể thận, thậm chí hư hỏng thận vĩnh viễn.

Do vậy khi có những cơn đau nghi ngờ là vùng thận có vấn đề, bạn nên chóng đi khám để được chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác nhất.


Tác giả: TMH