Tìm hiểu nguyên tắc và phác đồ điều trị bệnh sởi

Tìm hiểu nguyên tắc và phác đồ điều trị bệnh sởi
Bệnh sởi có khả năng gây nhiễm cao do lây qua đường hô hấp. Bệnh có thể diễn biến nặng, có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỉ lệ tử vong cao, vì vậy người mắc bệnh sởi cần được cách ly.

Hiện nay chưa có điều kiện trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Vì vậy, mọi phác đồ điều trị hiện tại đều nhằm mục đích hỗ trợ và xử lý biến chứng do sởi gây nên.

Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sởi, người nhà hoặc người chăm sóc cần đưa bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện, phòng khám gần nhất có khoa Nhi bệnh truyền nhiễm để các bác sĩ có phương hướng xử lý và điều trị kịp thời.

1. Nguyên tắc trong phác đồ điều trị bệnh sởi

Nguyên tắc này chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của người mắc sợi, phòng bội nhiễm. Bệnh nhân sởi vào viện do các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên và ban sởi.Hiện tượng này dễ gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị corticoid.

Corticoid dùng trong sởi sẽ gây suy giảm miễn dịch, làm giảm khả năng đào thải virus và tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, Tuyệt đối không dùng Corticoid cho người mắc sởi khi chưa loại trừ hết bệnh.

2. Điều trị triệu chứng bệnh sởi

Bệnh sởi được điều trị chủ yếu là hỗ trợ để làm suy giảm các triệu chứng bệnh, cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và sớm hồi phục. Trên thực tế, y học hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị triệt để, chữa khỏi sởi ngay lập tức.

Cần vệ sinh da, mắt, miệng họng bệnh nhân cho thật sạch sẽ, tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng, bội nhiễm.

Hạ sốt bằng thuốc (thuốc viên dạng nén, viên sủi hòa tan…) khi người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 38.5 độ C.

Tìm hiểu nguyên tắc và phác đồ điều trị bệnh sởi - Ảnh 1.

Sử dụng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sởi bắt đầu có biểu hiện sốt cao - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Bị sởi không nên làm gì để rút ngắn thời gian điều trị?

Bệnh sởi: Những điều cần biết về điều trị hỗ trợ bệnh sởi

Bổ sung nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền nước, truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước quá cao và rối loạn điện giải.

Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh, ăn uống cân đối, đầy đủ, bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin và các yếu tố vi lượng.

Bổ sung vitamin A. Trẻ dưới 6 tháng uống 50.000 đơn vị trong 2 ngày liên tiếp. Trẻ 6 – 12 tháng liều là 100.000 đơn vị trong 2 ngày liên tiếp. Từ 12 tháng trở lên là 200.000 đơn vị trong 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A thì lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần.

3. Điều trị biến chứng sởi theo từng loại

Các trường hợp người bệnh mắc sởi có biến chứng sẽ có chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị.

Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi là viêm phổi, viêm thanh khí quản và viêm não màng não cấp tính.

3.1. Viêm phổi

Tác nhân có thể là bản thân virus sởi hoặc các vi khuẩn khác bội nhiễm. Nếu là tác nhân vi khuẩn, trẻ sẽ được điều trị kháng sinh phù hợp. Ngoài ra còn hỗ trợ hô hấp tùy mức độ và long đờm.

Sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị viêm phổi do biến chứng của sởi. Tùy theo mức độ suy hô hấp của người bệnh để điều trị triệu chứng.

3.2. Viêm thanh khí quản

Lúc này, tùy theo mức độ suy hô hấp mà các bác sĩ sẽ có những biện pháp hỗ trợ hô hấp khác nhau để điều trị triệu chứng bệnh.

Khi người bệnh có những biểu hiện như: co thắt, phù nề thanh khí quản, sẽ được sử dụng khí dung Adrenalin

3.3. Phác đồ điều trị bệnh sởi viêm não màng não cấp tính

Vơi những trường hợp bệnh nhân bị viêm não màng não cấp tính, cần tích cực điều trị để hỗ trợ duy trì chức năng sống.

Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống co giật. Cụ thể:

- Pha Phenobarbital 10-20mg/kg trong Glucose 5% để truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng, Trong tình huống cần thiết có thể lặp lại sau 8 đến 12 giờ tiếp theo nếu cần.. Lưu ý: Cũng có thể thay thế bằng Diazepam đối với người lớn 10mg cho 1 lần tiêm tĩnh mạch.

- Chống phù não cho bệnh nhân bằng cách để họ nằm cao đầu (tầm 30°). Người nhà cần giữ cho cổ người bệnh nằm thẳng để tránh bị tụt huyết áp.

- Nếu bệnh nhân còn tự thở được, hãy để họ tự thở bằng mask hoặc thở CPAP.

Còn nếu nặng hơn, khi Glasgow < 10 điểm, cần hỗ trợ máy thở oxy, bác sĩ cần điều chỉnh cho khí qua mũi 1-4 lít/ 1 phút. Cần đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm hoặc SpO2 < 92% hay PaCO2 > 50mmHg.

- Dùng Mannitol 20% liều 0,5-1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15- 30 phút.

Tìm hiểu nguyên tắc và phác đồ điều trị bệnh sởi - Ảnh 2.

Cần điều trị dứt điểm viêm phổi do biến chứng của sởi- Ảnh Internet

- Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não: Cần có những biện pháp chống suy hô hấp kịp thời.

+ Lập tức hút sạch đờm, rãi, nhớt trong họng, mũi,.... bệnh nhân để thông đường thở:.

+ Chạy máy thở oxy từ 3 đến 6 lít/ 1 phút, duy trì SpO2 > 92%.

+ Thở máy bằng cách đặt nội khí quản nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy

+ Nếu có nếu có điều kiện, hãy dùng thêm immunoglobulin đa giá. Liều dùng là từ 0,1-0,4 g/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trong 6-8 giờ trong 2-5 ngày liên tiếp.

+ Có thể dùng Dexamethasone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Nên dùng thuốc sớm ngay sau khi bệnh nhân có rối loạn ý thức.

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, do đó người mắc bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh sởi của bác sĩ để việc điều trị và chăm sóc để bệnh nhân sởi sớm được hồi phục, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này.


Tác giả: Thùy Dung