Ở giai đoạn đầu vì bệnh nhân viêm gan có những triệu chứng như nôn, sốt, đau nhức và chán ăn trong khi đó gan thì vẫn phải làm việc và tế bào gan vẫn đang có những tổn thương thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan cần phải đáp ứng được mục đích giảm gánh nặng cho gan.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan ăn như sau:
- Về Năng lượng đáp ứng 25kcal/kg cân nặng/ngày. Đường đơn là dạng năng lượng chủ yếu cung cấp cho cơ thể, có thể bằng cách truyền glucose, acid amin hoặc uống nước đường, nước hoa quả hoặc sữa tươi. Người bệnh cũng có thể sử dụng nước cơm hoặc nước cháo cũng rất hiệu quả.
Khi biểu hiện sốt đã giảm bớt và khi tiểu đã tăng lên thì có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan thêm sữa với định lượng khoảng 1000 calo tương đương với từ 1000 đến 1500 ml sữa uống mỗi ngày.
Sữa dùng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan có thể là sữa đã tách bơ, đã rút kem và pha thêm đường rồi sử dụng.
- Về Protid thì đáp ứng từ 0.4g - 0.6g/kg cân nặng/ngày.
- Về Lipid thì đáp ứng từ 1- - 15 % tổng năng lượng trong ngày.
- Về Vitamin và chất khoáng thì có thể linh hoạt theo nhu cầu
- Bữa ăn nên tách nhỏ thành nhiều bữa để không áp lực lên hệ tiêu hoá, trong đó có gan. Trong ngày có thể chia thành từ 6 - 8 bữa nhỏ.
Như vậy cơ cấu khẩu phần ăn trong một ngày nên là: [Năng lượng E (kcal): 1.300-1.400] + [Protid (g): 20-30] + [Lipid (g): 15-20 ]+ [Glucid (g): 250-280] + [Nước (lít): 2-2,5].
Vào cuối giai đoạn viêm gan cấp tính trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan có thể bổ sung những loại hạt ngũ cốc chế biến thành cháo hoặc bột. Với người bệnh đã cắt sốt có thể áp dụng thêm nguyên tắc nhiều protid cùng methionin chẳng hạn như sữa đã tách bơ, thịt nạc, cá nạc và bổ sung calo và chất bột cho cơ thể.
Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan là:
- Về Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng/ngày (cân nặng hiện tại)
- Về Protid: 0,8-1 kg/cân nặng/ngày. Tỷ lệ protid động vật chiếm hơn 50%.
- Về Lipid: 10-15% tổng năng lượng.
- Về Vitamin và chất khoáng thì có thể linh hoạt theo nhu cầu
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4 - 6 bữa/ngày. Lưu ý không ăn những thực phẩm lạ và có thể gây dị ứng cho người bệnh trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan.
Như vậy cơ cấu khẩu phần ăn trong một ngày nên là: [Năng lượng (kcal): 1.500-1.700] + [Protid (g): 40-55] + [Lipid (g): 17-28] + [Glucid (g): 280-330] + [Nước (lít): 2-2,5].
Nếu bị chẩn đoán ở giai đoạn viêm gan mãn tính thì có nghĩa là gan đang ở tình trạng "yếu" và giai đoạn này cũng có thể kéo dài lâu. Vì thế trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan mãn tính cần bỏ qua những món ăn có quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều loại dinh dưỡng cần phải xử lý.
Những nguyên tắc cần phải chú ý đó là:
+ Đồ ăn phải đảm bảo được độ tươi và đồ mới
+ Nấu nướng đơn giản, thanh đạm, không sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng
+ Chia nhỏ bữa ăn để giảm bớt áp lực cho gan và dạ dày đồng thời giúp người bệnh hấp thụ dinh dưỡng hỗ trợ bệnh tốt hơn
+ Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
+ Nên uống nhiều sữa, trứng ăn vừa phải, chỉ ăn trứng còn mới, không ăn trứng để lâu
+ Hạn chế dùng mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật là tốt nhất
+ Ăn nhiều chất đường, mật và ngũ cốc
+ Bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả và rau xanh mềm, nhiều ngọt và ít xơ
+ Không sử dụng gia vị có tính kích thích như ớt, hạt tiêu, cari,...
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan mãn tính:
- Về Năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng/ngày
- Về Protid: 1-1,5 g/kg cân nặng/ngày
- Về Lipid: 15-20% tổng năng lượng
- Về vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng
- Uống đủ nước: 1,5-2 lít mỗi ngày
- Chia nhỏ số bữa ăn: 3-4 bữa một ngày.
Như vậy cơ cấu khẩu phần ăn trong một ngày nên là: [Năng lượng (kcal): 1.800-1.900] + [Protid (g): 50-75] + [Lipid (g): 30-40] + [Glucid (g): 310-340] + [Nước (lít): 1,5-2].
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng