Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi và những sai lầm thường gặp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi và những sai lầm thường gặp
Thông thường, bệnh nhân mắc viêm phổi do vi khuẩn và do nấm sẽ được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi gây tác dụng phụ như nào thì không phải ai cũng biết.

Viêm phổi là một dạng bệnh nhiễm trùng phổi, xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh thường gặp ở người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, người bị viêm phế quản cấp hoặc viêm phế quản mãn tính, viêm tai giữa, trẻ nhỏ, người già có sức đề kháng kém.

Cách điều trị của bệnh viêm phổi còn phụ thuộc vào nguyên nhân và loại bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi chỉ được chỉ đinh khi mắc viêm phổi do vi khuẩn. 

1. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi

- Theo các bác sỹ chuyên khoa, nguyên tắc điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh, còn với trường hợp viêm phổi do virus đơn thuần thì sử dụng kháng sinh cũng không có tác dụng.

- Về nguyên tắc sử dụng thì kháng sinh cần được chỉ định sớm nhất có thể. Việc lựa chọn ban đầu thường dựa theo các yếu tố nguy cơ của viêm phổi, mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, mức độ nặng của bệnh, tuổi, bệnh mắc kèm, tương tác và tác dụng phụ của thuốc.

- Các thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi được lựa chọn phải bao phủ được các vi  khuẩn có khả năng là tác nhân gây bệnh với liều lượng và cách dùng phù hợp. Với những trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng hoặc viêm phổi bệnh viện nặng nên phối hợp nhiều loại kháng sinh.

- Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10-14 ngày, đôi khi cũng có thể kéo dài hơn 15-21 ngày nếu nhiễm các vi khuẩn đa kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter sp, Stenotrophomonas maltophilia và MRSA hoặc người bệnh có sốt kéo dài trên 30 độ C, còn đờm, mủ…

- Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như màng trao đổi chất, lớp vỏ bảo vệ,… Trong phương diện điều trị bệnh, người ta thường quan tâm tới 2 tác dụng của kháng sinh là: Dùng để diệt khuẩn (giết chết vi khuẩn) và kìm khuẩn (chỉ làm cho vi khuẩn ngưng phát triển, không sản sinh).

- Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi do vi khuẩn không phải cứ dùng là hết vi khuẩn, thậm chí nhiều bệnh nhân còn xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Vì sao thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi lại có tác dụng phụ?

- Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi do vi khuẩn, có thể nhiều người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ như:

+ Khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban.

+ Đau đột ngột hoặc sưng mắt cá chân, vai, khuỷu tay, bàn tay.

+ Buồn nôn và ói mửa.

+ Cảm thấy một vị kim loại nào đó trong miệng, chóng mặt. 

Vậy nguyên nhân một số bệnh nhân khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi gặp những tác dụng phụ là do:

Tự ý sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi

Về nguyên tắc, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bệnh nhân vẫn tự ý mua thuốc kháng sinh, nhiều người tham khảo những bệnh nhân khác có cùng triệu chứng rồi mua thuốc. Do đó, tình trạng kháng thuốc và xuất hiện tác dụng phụ của thuốc dễ dàng xảy ra.

Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm

Thông thường, thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi dùng đủ liều phải mất thời gian từ 7-10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo bệnh và tiến triển bệnh. Thế nhưng, sau khi uống thuốc kháng sinh vài ngày, bệnh nhân đã cảm thấy bệnh tình ổn định, khỏe hơn nên tự ý dừng thuốc. Do đó các vi khuẩn sẽ không được loại bỏ hết, thậm chí chúng trở nên kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ hơn, có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng kháng sinh còn thừa

Nhiều người không biết cách sử dụng, muốn tiết kiệm chi phí mua thuốc nên dùng luôn kháng sinh còn thừa trong đợt điều trị trước mà không biết về các tác dụng phụ khôn lường của nó. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi cần hết sức cẩn thận và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ.



Tác giả: HNL