Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt trong 3 ngày đầu sau mổ, người bệnh cần được chăm sóc tại chỗ do vết thương còn mới, có thể còn chảy máu và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, bệnh nhân không được vận động mạnh, chỉ nên nằm tại chỗ để theo dõi sức khỏe sát sao, tránh những rủi ro có thể xảy ra sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Tất cả các chỉ định điều trị của bác sĩ như: dùng thuốc, thay băng, giờ ăn uống, sinh hoạt, vận động… đều cần được tuân thủ chặt chẽ. Nếu phát hiện vấn đề bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Đối với người bệnh đã mổ thoát vị đĩa đệm, đây là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng vận động của cơ thể. Khi được chăm sóc tại nhà, người bệnh vẫn cần được chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Giai đoạn này vừa cần chăm sóc về dinh dưỡng, về phục hồi chức năng, vừa cần động viên về tinh thần nên sẽ quyết định mức độ hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.
Có rất nhiều việc cần làm khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm và để thực hiện tốt nhất thì các chuyên gia đều khuyên rằng nên có một kế hoạch rõ ràng và tỉ mỉ.
Từ thời gian nghỉ ngơi cho tới các bài tập vận động, vật lý trị liệu đều cần được lên kế hoạch và theo dõi cẩn thận. Như vậy mới có thể đánh giá được hiệu quả sau điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống.
Đặc biệt việc tập luyện sau mổ thoát vị đĩa đệm nếu thực hiện thật tốt sẽ tạo ra được những chuyển biến tích cực và giảm thiểu nguy cơ tái phát căn bệnh này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được động viên về mặt tinh thần, lạc quan và kiên trì điều dưỡng sức khỏe để nhanh chóng hồi phục.
Thực tế có không ít trường hợp người bệnh được chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm quá tốt, bồi dưỡng sức khỏe bằng các món ăn bổ dưỡng trong thời gian dài nên tăng cân không kiểm soát. Bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết cho bệnh nhân nhưng việc tăng cân mất kiểm soát lại ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hồi phục chức năng vận động sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống.
Thừa cân sẽ khiến cột sống liên tục chịu sức ép dẫn đến tình trạng thoái hóa xương khớp và tạo điều kiện cho đĩa đệm thoát vị, gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần nhất quán và duy trì trong suốt thời gian từ lúc điều trị cho tới chăm sóc phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tham khảo các loại thực phẩm khuyên dùng tốt cho xương khớp như: sữa, hải sản, vitamin C, D3, E… Tốt nhất, nên có 1 thực đơn cụ thể cho người bệnh và theo dõi sức khỏe sát sao để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Mổ thoát vị đĩa đệm thành công không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ tái phát căn bệnh này một lần nữa. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa ra lịch tái khám cụ thể, bạn cần tuân thủ đúng lịch tái khám này để tiện cho việc theo dõi chuyển biến bệnh và có những điều chỉnh kịp thời cho sức khỏe.
Trong trường hợp chưa tới lịch tái khám mà có biểu hiện bất thường, người bệnh cần thăm khám ngay, tránh để lâu dài ủ bệnh càng dễ gây biến chứng nguy hiểm khó điều trị.