Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần được chăm sóc cần thận và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Cần tuân thủ các nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng vitamin B quá liều lượng hay thiếu dinh dưỡng. Bởi điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn cả thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là tốt nhất chúng ta có thể làm cho cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Trong đó, các thực phẩm chứa vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi,
Theo tiến sĩ Mary L. Rosser (Bác sĩ Khoa Phụ sản và Sức khỏe Phụ nữ tại Trung tâm Y tế Montefiore, Bronx, New York) giải thích: Phụ nữ mang thai cần cố gắng giữ cho cơ thể khỏe mạnh và vitamin B sẽ giúp bạn làm được điều này. Chúng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Không chỉ vậy, nguồn năng lượng này còn giúp thai phụ giảm bớt những mệt mỏi ở kỳ tam nguyệt thứ nhất và thứ ba.
Dưới đây là nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu bao gồm liều lượng khuyến cáo hàng ngày và các nguồn thực phẩm an toàn. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ, không sử dụng thiếu hay quá liều để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Vai trò: Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ
- Hàm lượng khuyến cáo: Theo nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu, cơ thể phụ nữ mang thai cần khoảng 1,4 miligam vitamin B1 mỗi ngày.
- Nguồn cung cấp: Nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin B1 luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Bạn nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các món ăn được chế biến từ thịt heo, gạo lứt hay ngũ cốc.
- Vai trò: Vitamin B2 giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và nuôi dưỡng làn da mềm mại, tươi sáng.
- Hàm lượng: Bạn cần ghi nhớ nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu: Không sử dụng thừa hay thiếu vitamin B. Theo đó, hàm lượng Riboflavin cần thiết cho thai phụ lúc này là 1,1 mg.
- Nguồn cung cấp: Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 bao gồm: Thịt gà các loại, cá, sữa, chế phẩm từ sữa, trứng, rau xanh...
- Vai trò: Vitamin B3 hay còn gọi là niacin tác động đến quá trình tiêu hóa và chuyển đổi chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
- Hàm lượng: Các bác sĩ thai sản khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg mỗi ngày.
- Nguồn cung cấp: Theo nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đa chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và cá ngừ là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng B3 dồi dào.
- Vai trò: Tạo ra hormon, giảm bớt chứng chuột rút ở chân cho phụ nữ mang thai.
- Hàm lượng: 6 mg axit pantothenic thức B5 mỗi ngày là nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu.
- Nguồn cung cấp: Ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, bông cải xanh, hạt điều… Theo đó, các tài liệu về nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu có viết chỉ cần áp dụng bữa ăn nhẹ với cháo gạo lứt nấu cùng bông cải xanh hay bánh quy bơ đậu phụ, sữa ấm là có thể đáp ứng nhu cầu về axit pantothenic của cơ thể.
- Vai trò: Vitamin B6 chính là hoạt chất ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và thần kinh của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình sản sinh ra 2 chất dẫn truyền thần kinh quan trọng là norepinephrine và serotonin, từ đó giúp mẹ bầu hạn chế các cảm giác buồn nôn khi mang thai.
- Hàm lượng: Các chuyên gia dinh dưỡng luôn nhắc về nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu, theo đó, họ cần được cung cấp đầy đủ Vitamin B6 theo hàm lượng 25 đến 50 mg một ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng hoạt chất này, tuyệt đối không được sử dụng quá liều khuyến cáo trên nếu không được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Nguồn cung cấp: Các loại thực phẩm có chứa nguồn vitamin B6 nhiều như ngũ cốc nguyên hạt, chuối, họ hàng nhà đậu và quả hạch...
- Hàm lượng: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường xảy ra tình trạng thiếu hụt biotin. Theo Viện Hàn Lâm Y khoa Mỹ khuyến cáo về nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu như sau: Trong giai đoạn mang thai cần bổ sung 30mcg mỗi ngày và giai đoạn cho bú là 35 mcg cho con bú.
- Nguồn cung cấp: Để đảm bảo lượng vitamin B7 trong cơ thể luôn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và con, bạn cần lưu ý thêm các nguyên liệu sau vào bữa ăn hàng ngày: Gan, lòng đỏ trứng, sữa ….
- Vai trò: Có thể nói vitamin B9 hay axit folic được đánh giá là một trong những loại dinh dưỡng quan trọng hàng đầu trong thai kỳ. Nó giúp hạn chế tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác. Không chỉ vậy, B9 còn là hoạt chất kích thích sự sản sinh của tế bào hồng cầu.
- Hàm lượng: Bạn nên lưu ý bổ sung vitamin B cho bà bầu mà cụ thể là B9 theo liều lượng sau: 400 mcg mỗi ngày (Phụ nữ trước và sau khi mang thai cũng cần hàm lượng tương đương). Trước khi sinh, thai phụ nên tăng liều lượng lên 600 mcg mỗi ngày và bổ sung thêm các thực phẩm nhiều folate.
- Nguồn cung cấp: Cam, chanh, bưởi, rau bina, bông cải xanh, măng tây, quả hạch, họ hàng nhà đậu, bánh mì và ngũ cốc…
- Vai trò: Theo nghiên cứu về vai trò của vitamin B, Cobalamin giúp củng cố hệ thần kinh vững chắc và khỏe mạnh. Cobalamin và axit folic kết hợp với nhau sẽ giúp giảm tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ.
- Hàm lượng: Nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu cần chú ý hàm lượng quy định. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn mang thai, bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 2.6mcg mỗi ngày.
- Nguồn cung cấp: Thai phụ có thể bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm an toàn từ tự nhiên như sữa, gia cầm, cá…
Nguyên tắc bổ sung vitamin B cho bà bầu là đặc biệt quan trọng và cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/pregnancy/b-vitamins#takeaway