Nguyên tắc bổ sung Đồng an toàn, khoa học

Nguyên tắc bổ sung Đồng an toàn, khoa học
Đồng là khoáng chất quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể. Trong thực tế rất hiếm gặp trường hợp bị thiếu Đồng. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp đó thì cần phải biết nguyên tắc bổ sung Đồng như thế nào?

Đồng cũng giống như nhiều khoáng chất, vitamin khác rất quan trọng đối với mọi quá trình chuyển hóa, hoạt động sống của cơ thể. Vai trò của Đồng đối với sức khỏe có thể kể đến như: tham gia vào sự hình thành hệ thống xương khớp, tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật, chuyển hóa chất béo xấu thành năng lượng, điều chỉnh nhịp tim, tạo ra năng lượng...

Vậy nguyên tắc bổ sung Đồng là gì? Tìm hiểu ngay sau đây:

1. Nguyên tắc bổ sung Đồng

Nếu thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn đa dạng các nhóm thực phẩm thịt, cá, rau củ, trái cây... thì khả năng cơ thể bị thiếu Đồng là rất ít. Tuy nhiên, nếu sinh sống tại các nước kém phát triển, thiếu nước sinh hoạt và khó khăn dẫn đến bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ cơ thể thiếu Đồng mới cao. Cũng có một số trường hợp thiếu Đồng gặp phải ở các bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, hấp thu chất kém dẫn tới thiếu hụt Đồng.

Vì những lý do trên mà nguyên tắc bổ sung Đồng rất đơn giản. Bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày là được.

2. Hàm lượng bổ sung Đồng khuyến nghị

Trong trường hợp cơ thể bị thiếu Đồng, nguyên tắc bổ sung Đồng mà bạn cần ghi nhớ đó là hàm lượng Đồng khuyến nghị nạp vào cơ thể ở mỗi độ tuổi và đối tượng là khác nhau. Cụ thể:

- Trẻ em từ 0 đến 6 tháng tuổi cần khoảng 200mcg Đồng/ngày

- Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi cần từ 220 - 890mcg Đồng/ngày tùy theo độ tuổi chính xác

- Thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi cần khoảng 890mcg Đồng/ngày

- Người trưởng thành cần khoảng 900mcg Đồng/ngày

- Phụ nữ đang mang thai cần khoảng 1000mcg Đồng/ngày

- Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1300mcg Đồng/ngày

3. Bổ sung Đồng thế nào cho an toàn?

Cách tốt nhất để bổ sung Đồng an toàn lại đảm bảo nguyên tắc bổ sung Đồng khoa học chính là ăn uống.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Đồng có mặt trong top 3 khoáng chất phổ biến trong cơ thể. Đồng không có khả năng tự sản xuất và tổng hợp mà cần được bổ sung thông qua thực phẩm hoặc thuốc khi cần thiết.

Nhu cầu sử dụng Đồng của cơ thể cũng lớn và thường xuyên, nên chúng không thể tích trữ lại lượng Đồng dự phòng...Do đó, cần ăn uống phong phú, đa dạng để bổ sung Đồng cho cơ thể.

Các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng Đồng cao như gan động vật, hàu, hải sản, hạt họ đậu, nấm, ngũ cốc nguyên liệu và rau củ có màu xanh đậm…

Trong trường hợp cơ thể bạn bị thiếu Đồng lâu ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc bổ sung Đồng phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bổ sung Đồng, phá vỡ nguyên tắc bổ sung Đồng an toàn...vì nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

4. Tác hại của việc bổ sung Đồng quá mức

Cũng giống như các khoáng chất khác, bạn cần tuân thủ nguyên tắc bổ sung Đồng cho cơ thể để tránh mọi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bổ sung Đồng quá mức có thể khiến bạn bị ngộ độc với các dấu hiệu như buồn nôn đến nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn là gây tổn thương thận và thiếu máu. Cơ thể hấp thu lượng Đồng quá lớn gây nên sự quá tải còn khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền có tên Wilson.

Bởi vậy, tuyệt đối không tự ý bổ sung Đồng dạng thuốc, tránh sử dụng quá liều và nên nghe theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ kê đơn cho bạn.

Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp bạn biết được thế nào là Nguyên tắc bổ sung Đồng an toàn, khoa học; Cơ thể chúng ta cần hàm lượng Đồng bao nhiêu mỗi ngày và cách bổ sung Đồng phù hợp với mọi đối tượng.


Tác giả: Trà Mi