Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của cơ tim mà trong đó tế bào viêm có mặt đồng thời với hiện tượng cơ tim bị hoạt tử trong cùng một đơn vị cơ tim.
Đây là căn bệnh có diễn biến đột ngột, phức tạp, thậm chí có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng thường giống cảm sốt thông thường như mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn... nên càng dễ bị chủ quan, coi nhẹ.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm cơ tim:
- Nhiễm virus như coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV… Viêm cơ tim do virus là nguyên nhân thường gặp nhất nhưng thường không thể chẩn đoán xác định được.
- Bệnh cũng có thể do các vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, bạch hầu,... hay nấm như candida, aspergillus… và các kí sinh trùng như toxoplasma, Trypanosoma cruzi gây ra.
- Bệnh viêm cơ tim cũng có thể xảy ra trong hoặc sau khi nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Tiếp xúc với hóa chất.
- Phản ứng dị ứng với một số loại thuốc.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm cơ tim:
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh do virus trước đó.
- Sốt, đau nhức cơ thể.
- Đau ngực giống như một cơn đau tim.
- Đau hoặc sưng khớp.
- Nhịp tim bất thường.
- Khó thở.
- Phù chân.
Một số triệu chứng có thể không xuất hiện tùy vào từng đối tượng bệnh nhân mắc phải.
Bệnh viêm cơ tim có thể gây ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vaạy, ngoài việc phát hiện và điều trị y tế kịp thời, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc ăn uống khoa học để có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh viêm cơ tim:
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế hoặc bỏ rượu, bia và các chất kích thích là một nguyên tắc đáng lưu ý. Phụ nữ nên hạn chế uống rượu 1 ly mỗi ngày, nam giới nên hạn chế rượu 2 ly mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm tốt cho tim sẽ giúp bảo vệ tim. Bệnh nhận cần bổ sung nhiều trái cây và rau quả tươi, các loại hạt và nguồn chất xơ tự nhiên.
- Ăn thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh, chẳng hạn như quả óc chó, cá hồi, canola và dầu đậu nành. Bệnh nhân mắc bệnh viêm cơ tim cần ăn thực phẩm ít cholesterol và có thể được yêu cầu hạn chế chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa.
- Cắt giảm lượng muối (muối ăn thông thường) trong chế độ ăn uống cũng là một nguyên tắc đối với người mắc bệnh viêm cơ tim. Lượng muối tiêu thụ không được vượt quá 2 đến 2,5 gm mỗi ngày.
- Ăn thức ăn luộc, hấp, tránh ăn các đồ chiên, xào, nướng.
- Tăng lượng vitamin C có trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như trái cây có múi, rau lá xanh và bắp cải, bông cải xanh, khoai tây và khoai lang.
- Bổ sung thêm các món súp từ rau củ, nên ăn nóng.
. Bổ sung thêm kẽm trong chế độ ăn uống của bạn. Kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các loại ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung.
- Thịt, gia cầm và sữa, hải sản - cá vỏ, cua, tôm và thực vật biển,... nên được thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Bổ sung thêm tỏi, gừng và hành trong thức ăn của bệnh nhân viêm cơ tim.
- Sử dụng nghệ hoặc bột nghệ để chế biến thức ăn do nó có đặc tính chống viêm và sát trùng.
- Tránh sử dụng các loại đường tinh chế.
- Tăng lượng vitamin A trong chế độ dinh dưỡng như tất cả các loại trái cây và rau quả màu vàng. Thịt, trứng, cá, thận và gan, dầu gan của cá như cá tuyết, cá mập và cá bơn là nguồn vitamin A phong phú nhất có thể bổ sung. Tuy nhiên, nếu sử dụng vitamin và thực phẩm chức năng nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì quá liều có thể gây độc.
Nguồn dịch: http://specialityclinic.com/homeopathic-treatment/diet-and-nutrition/Myocarditis