Nguyên tắc ăn uống dành cho người mắc bệnh ung thư xương

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Nguyên tắc ăn uống dành cho người mắc bệnh ung thư xương
Chế độ dinh dưỡng là điều không thể thiếu đối với những người mắc bệnh ung thư xương.

Để giúp người ung thư xương có một chế độ ăn uống hợp lý cũng như tăng cường sức đề kháng cho người bị ung thư xương thì nguyên tắc dinh dưỡng là điều không thể thiếu.

1. Người bị ung thư xương nên ăn gì?

Bổ sung đầy đủ calo

Đây là thành phần chủ yếu đối với cơ thể con người và đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư xương. Vì vậy, mỗi ngày bệnh nhân phải bổ sung cho cơ thể khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

Đạm

Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin và cần được cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng thịt màu trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc,…

Ngoài ra, các bạn cũng nên sử dụng nhiều tôm cua, hải sản,… vì đó là nguồn cung cấp vitamin và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trứng cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt với bệnh nhân ung thư xương.

Chất béo

Chất béo hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể nhưng bạn nên hạn chế hấp thu chất béo có hại bằng cách ăn thịt nạc, không ăn da gà, vịt, nên uống sữa đã tách béo và chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào.

Tuy nhiên, người mắc bệnh ung thư xương cần bổ sung những chất béo có lợi cho cơ thể, ví dụ như Omega-3 có trong cá.

Tinh bột

Người bệnh nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ.

Thực phẩm giàu chất xơ

Sữa bò, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, ngô, ớt, rau dền, bắp cải, rau đay, rau ngót, cần tây, giá, cà tím, khoai lang, nghệ, cam, gấc, súp lơ, dưa leo, cà chua... sẽ góp phần bảo vệ hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Bổ sung chất sắt và canxi trong đậu nành, hoa quả, sữa và sữa chua để cung cấp canxi cho xương chắc khỏe và tăng đề kháng chống lại sự nhiễm trùng.

2. Mắc bệnh ung thư xương nên kiêng những loại thức ăn nào?

2.1. Rượu, cafe

Đây đều là những chất kích thích gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương. Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và còn làm các tế bào ung thư xương nhanh chóng phát triển, di căn, tăng nhanh quá trình thoái hóa xương.

Café có thể làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được nên khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương bởi các tế bào ung thư hoặc các tác nhân bên ngoài.

2.2 Trà đặc, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…

Tất cả những thứ trên đều không tốt cho bệnh nhân ung thư xương. Đặc biệt là chất béo có trong những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chúng có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất mà cơ thể không thể hấp thụ được và buộc phải đào thải ra bên ngoài làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể.

2.3. Thịt chế biến sẵn

Những loại thực phẩm này rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, khá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư xương. Điều này là do những chất gây ung thư xuất hiện khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat rất độc và nguy hiểm.

Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối,…

2.4 Những thực phẩm ẩm mốc, lên men:

Thực phẩm lên men như dưa cà muối, cá muối, thịt muối,… có thể gây bệnh ung thư hoặc khiến bệnh ung thư nghiêm trọng hơn.

2.5. Đường và đồ ngọt

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích vì nó chính là thức ăn quan trọng nhất của tế bào ung thư. Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn nên bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt,… khi bị ung thư xương.


Tác giả: Thúy Nga