Suy tim là trạng thái bệnh lý xảy ra khi cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể về oxy trong mọi tình huống sinh hoạt. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn người bệnh mắc phải mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau (Nguồn: internet).
Bệnh suy tim được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh suy tim gồm những người có nguy cơ suy tim nhưng hiện tại vẫn chưa được chẩn đoán bị suy tim hay rối loạn cấu trúc tim. Những người này thường có tiền sử gia đình mắc bệnh lý tim mạch, bị huyết áp cao, đái tháo đường, được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành; ngoài ra, có thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể hoạt động thể lực bình thường.
Thay đổi thói quen sống như chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, cai thuốc lá, áp dụng chế độa ăn uống lành mạnh cũng như sử dụng các thuốc hạ huyết áp đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển tới giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, bệnh tình đã được chẩn đoán nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu hay bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi gắng sức. Tình trạng rối loạn cấu trúc tim ở giai đoạn này gồm rối loạn chức năng tâm thất trái, xơ hóa tim hoặc bị bệnh van tim. Suy tim ở giai đoạn 2 thường được điều trị bằng thuốc chẹn beta hoặc chất ức chế ACE kết hợp thường xuyên đo huyết áp
- Giai đoạn 3: Tình trạng rối loạn cấu trúc tim và các triệu chứng của suy tim sẽ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Các triệu chứng cơ năng sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh làm những công việc nhẹ. Để điều trị bệnh ở giai đoạn này, tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh nhân tiếp tục điều trị bằng thuốc và có thể bổ sung thêm các thuốc lợi tiểu, thuốc đối khoáng aldosterone.
Bệnh nhân suy tim ở giai đoạn này được khuyến cáo không nên uống rượu, hạn chế ăn mặn và cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn về hoạt động thể chất.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh suy tim. Suy tim giai đoạn cuối, các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Khi bệnh đã vào giai đoạn này, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, rất có thể bệnh nhân sẽ phải xem xét để phẫu thuật. Tuy nhiên, với người cao tuổi, khi bị suy tim giai đoạn cuối có thể kéo theo nhiều bệnh lý khác và có thể thường không đáp ứng đủ điều kiện để phẫu thuật.
- Điều quan trọng nhất trong thực đơn của người bị suy tim là giảm lượng muối và nước để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông, thận tăng bài tiết chất thải. Lượng nước ngoài bữa ăn dành cho một bệnh nhân suy tim sẽ được tính theo công thức: lượng nước uống ngoài bữa ăn = số lượng nước tiểu 24h + 300ml.
Khi giảm lượng muối trong bữa ăn sẽ phòng tránh được hiện tượng phù, giảm số lượng huyết lưu thông, thận tăng bài tiết chất thải (Nguồn: internet).
- Giảm năng lượng nạp vào cơ thể: Đối với bệnh nhân suy tim, lượng calo nạp vào cơ thể không nên vượt quá 1500kcal để bộ máy tiêu hóa không bị áp lực cũng như giảm công việc của tim khi các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu.
- Giảm lượng protein: Protein làm chuyển hóa cơ bản, tăng lưu lượng máu; đồng thời khiến tim bị mệt. Chính vì vậy, đối với người bệnh bị suy tim không nên ăn quá nhiều chất đạm.
- Tăng cường bổ sung glucid: Glucid rất tốt cho cơ tim, đặc biệt glucoso có tác dụng khá tốt đối với các bệnh mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, đường đơn trong đường mật và quả ngọt cũng rất tốt cho sức khỏe.
- Nên sử dụng các thực ăn có nhiều kali như sữa, rau, quả tươi để ngặn chặn tình trạng toan của cơ thể.
Rau củ tươi là thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy tim (Nguồn: internet).
- Không nên sử dụng các loại rau sống bởi chúng gây nhiều hơi trướng bụng sẽ và đẩy cơ hoành khiến tim bị ảnh hưởng.
- Hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều gia vị và các thức uống kích thích thần kinh như rượu, chè, ca phê, cũng như những thức ăn gây khó tiêu gồm thịt để lâu, bánh ngọt có trứng, đồ hộp, thịt muối,...
- Không uống nước trong bữa ăn mà uống sau khi ăn từ 30-40 phút. Ngoài ra, bữa ăn phải cách xa giờ ngủ đêm. Trước và sau khi ăn cần có thời gian để bệnh nhân nghỉ ngơi.