Theo các nghiên cứu khoa học, thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe nói chung và phổi nói riêng. Vì thế, một chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hen phế quản. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, hãy áp dụng ngay những nguyên tắc ăn uống sau:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh hen phế quản tương đối mật thiết. Cụ thể, có những bằng chứng cho thấy những người có chế độ ăn nhiều vitamin C và E, beta- carotene, flavonoid, magie, selen và axit béo omega-3 có tỷ lệ hen suyễn thấp hơn những người có chế độ ăn ít hơn.
Đối với những người không nhận đủ vitamin C, vitamin E, axit omega 3 và các loại khoáng chất khác có chức năng phổi kém hơn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính thức nào cho rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này thực sự gây ra bệnh hen suyễn.
Các công trình nghiên cứu khoa học chỉ nhận định đó là các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen phế quản đối với cơ thể con người. Khó có thể khẳng định chính xác mối liên hệ giữa bệnh hen phế quản và chế độ ăn uống nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng việc cơ thể không nhận được chất dinh dưỡng phù hợp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và khó chống lại các virus đường hô hấp thường gây ra cơn hen suyễn. Vì thế, bạn nên tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống tốt cho người bệnh hen.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh là cách giúp phòng ngừa, kiểm soát và điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả. Cụ thể, theo các nguyên tắc ăn uống khoa học chỉ ra các nhóm thực phẩm sau tốt cho bệnh hen suyễn:
Trái cây và rau xanh cung cấp chất xơ cũng như lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nhóm thực phẩm này hỗ trợ tốt cho phổi và những người bị hen phế quản. Một số rau củ quả bổ phổi nên ăn là cà chua, đậu, gừng, nghệ, lựu, táo, súp lơ, rau củ quả màu cam…
Axit béo omega 3 tốt cho toàn bộ cơ thể như trí não, mắt, phổi và sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, bổ sung omega 3 là cách giúp hạn chế bệnh hen phế quản hiệu quả. Loại axit béo này có thể tìm thấy trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ và nhiều loại thực vật như hạt lanh, quả óc chó, hạt chia.
Những người bị hen suyễn nặng thường có mức vitamin D thấp. Sữa, trứng và cá như cá hồi đều chứa vitamin D hoặc dành vài phút để hưởng vitamin D từ ánh sáng thiên nhiên buổi sáng là cách giúp người bệnh hen suyễn giảm triệu chứng, tốt cho sức khỏe.
Bệnh hen phế quản có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Vì thế, bạn nên hạn chế các thực phẩm không tốt dưới đây:
- Chế độ ăn nhiều calo: Nếu bạn ăn nhiều calo hơn bạn đốt cháy, bạn sẽ tăng cân. Điều đó không chỉ xấu cho sức khỏe nói chung mà còn cho bệnh hen suyễn. Theo các nghiên cứu khoa học, những người béo phì có nguy cơ mắc các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn, sức khỏe kém hơn so với những người duy trì cân nặng bình thường. Vì thế, thay vì một chế độ ăn uống nhiều calo, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để tốt cho cơ thể.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng: Bị hen suyễn khiến bạn có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao. Các phản ứng thực phẩm dị ứng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Vì thế, bạn nên tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như sữa bò, hải sản, trứng, đậu phộng...
- Tránh sulfites: Sulfites có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn ở một số người. Được sử dụng làm chất bảo quản, sulfites có thể được tìm thấy trong rượu vang, trái cây khô, dưa chua, tôm tươi và đông lạnh.... vì thế, người bị hen suyễn nên tránh những thực phẩm này để hạn chế bệnh nặng hơn.
Trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống của mình, trước tiên bạn nên nói chuyện với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra lời khuyên phù hợp với chẩn đoán hen suyễn của bạn.
Nguồn: https://www.webmd.com/asthma/guide/asthma-diet-what-you-should-know#1