Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.
Ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do acid uric trong máu cao hơn bình thường. Đối với nam giới bị bệnh gout là trên 420µmol/l và nữ giới là trên 360 µmol/l. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu như:
- Bệnh gout nguyên phát: Đây là một loại của bệnh gout mà nhiều người mắc phải nhất. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, thường ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin và thường xuyên sử dụng rượu bia trong bữa ăn. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và số ít là nữ giới ở độ tuổi sau mãn kinh.
- Bệnh gout thứ phát: Người bệnh có lượng acid uric trong máu rất cao do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vảy nến diện rộng...) hoặc do suy thận.
- Bệnh gout do bất thường về enzym: Khi enzym trong cơ thể bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, đây là một enzym có vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa acid uric. Bệnh gout ở loại này thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng rất nặng và hiếm gặp.
Ngoài ra, còn có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout:
- Giới tính: Hầu hết những người mắc bệnh gout đều là nam giới. Điều này cho thấy, nguyên nhân gây bệnh gout có thể là do chế độ ăn uống, lỗi sống không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá...
- Do di truyền và cơ địa: Nếu trong gia đình bố mẹ mắc bệnh gout thì con cái có nguy cơ mắc bệnh tăng 20%. Những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây còn gọi là bệnh gout nguyên phát.
- Do thói quen sử dụng rượu bia: Những người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Theo thống kế cho thấy, có đến 80% người bệnh gout do sử dụng rượu bia thường xuyên trong 7-10 năm.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn nữ giới. Điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá.
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.
Bệnh gout thường đau ở đâu? Vị trí cơn đau goutPhòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/