Hệ thống xương khớp của con người ưu việt đến mức chưa một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp. Biết rõ các tiến trình bệnh lý này sẽ giúp chúng ta tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.
Khớp được tạo nên từ các phần sau đây: Sụn (Lớp phủ đầu của xương, sụn cho phép xương của khớp chuyển động trơn tru); Liên nang (Màng bao quanh tất cả các phần chung); Màng hoạt dịch (Màng mỏng này tiết ra chất lỏng hoạt dịch bôi trơn khớp).
Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng tới các sụn, được đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp thường có triệu chứng đau đi kèm. Đó là do khi bị viêm, các sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau khi vận động, sẽ gây viêm, sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp.
Viêm khớp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, các dạng bệnh viêm khớp thường gặp như: Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm khớp thoái hóa), viêm đa khớp dạng thấp, gout, viêm khớp nhiễm trùng.
Nhiều người nghĩ bệnh viêm khớp chỉ xảy ra ở người già. Nhưng trên thực tế bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi lứa tuổi và giới tính. Vì lứa tuổi khác nhau, nên nguyên nhân mắc phải viêm khớp nhiều khi cũng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp là gì? Cùng điểm mặt những thủ phạm chính gây viêm khớp dưới đây:
Tuổi tác là một nguyên nhân quan trọng gây nên các bệnh về xương khớp, đặc biệt là căn bệnh viêm khớp. Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp xảy ra phần lớn ở những người già, tuổi cao, cho dù hiện nay căn bệnh này có thể gặp ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau nhưng chủ yếu những người cao tuổi vẫn là người mắc bệnh nhiều nhất.
Theo thời gian các tế bào xương trở nên già hóa, Khớp không còn tiết ra nhiều dịch khớp nữa nên thường bị khô là cho quá trình đi lại không còn chất làm trơn. Cộng thêm xương giòn về dễ gãy hơn, khi có tuổi thì các bệnh về xương khớp gần như lên ngôi ngự trị nếu như bạn không biết cách phòng tránh hiệu quả thì rất dễ gây nên bệnh viêm xương khớp và cả các bệnh liên quan tới khớp.
Những chấn thương do chơi thể thao, té ngã, vận động mạnh hay tai nạn đều có thể gây tổn thương đến sụn khớp và các thành phần của khớp (gân, cơ, dây chằng…). Nếu không được điều trị dứt điểm các chấn thương ở khớp lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Chấn thương càng nhiều thì khớp càng bị hư tổn nặng.
Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng khá lớn đến sự xuất hiện bệnh viêm khớp. Tùy theo loại viêm khớp mà tỉ lệ nam và nữ giới mắc bệnh cũng có sự khác nhau. Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, trong khi hầu hết bệnh nhân bị viêm khớp do gout là phái mạnh.
Bệnh viêm khớp có liên quan đến lịch sử gia đình, huyết thống. Những gia đình có tiền sử bệnh xương khớp, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị có rối loạn ở khớp thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Mặc dù các gen di truyền không thực sự gây bệnh viêm khớp nhưng nó có thể bị tác động bởi yếu tố môi trường sống và kích hoạt bệnh này.
Cuộc sống hiện đại khiến tỉ lệ mắc bệnh béo phì tăng cao. Thừa cân, béo phì không chỉ gây hại đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường… mà còn dẫn đến bệnh viêm khớp. Trọng lượng cơ thể quá lớn làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là cột sống, khớp đầu gối, khớp hông, khớp cổ chân. Từ đó khiến khớp bị suy yếu dần và phát triển viêm khớp.
Ngoài những yếu tố gây viêm khớp phổ biến kể trên thì một số các yếu tố ít gặp như nhiễm vi trùng, vi khuẩn; chế độ ăn uống kém; tâm lý bất ổn (căng thẳng, stress, lo âu,…) cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp mà bạn không nên xem thường.
Triệu chứng chính của viêm khớp là đau khớp. Những cơn đau khớp nhẹ chỉ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng đau khớp nặng có thể làm người bệnh mất khả năng vận động. Càng vận động khớp sẽ càng đau, nghỉ ngơi sẽ làm dịu cơn đau khớp.
Khi bệnh viêm khớp tiến triển, cơn đau sẽ kéo dài, dai dẳng ngay cả khi không vận động, hoặc thậm chí cơ đau có thể ập đến vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Viêm khớp có thể gây cứng khớp, làm khớp không thể gập hay vận động bình thường, gây khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống.
Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp mà người bệnh sẽ gặp phải khi đối mặt với căn bệnh này. Bệnh viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
Tại vị trí khớp bị sưng tấy có dấu hiệu ửng đỏ, sờ vào thấy ấm, người bệnh có cảm giác đau nhức khó chịu. Cử động các khớp này khó khăn, có thể bị tê khi cử động. Một số bệnh nhân không có dấu hiệu tấy ngoài da nhưng khớp bị sưng và sờ vào vẫn thấy ấm, đau.
Thông thường, cấu trúc của một khớp khỏe mạnh sẽ được hỗ trợ vận động bở các dây chằng kèm theo sụn, dịch khớp và một số cơ. Khi khớp bị viêm thì cấu trúc này sẽ bị tổn thương dẫn đến các cử động của khớp cũng bị hạn chế đi đáng kể. Các dây chằng, sụn trong cấu trúc của khớp có thể gặp vấn đề và xơ dính lại gây cứng khớp.
Vị trí thường bị cứng khớp là khớp gối và một số khớp lớn khác trên cơ thể. Đa phần bệnh nhân bị cứng khớp sau khi ngủ dậy do cấu trúc khớp bất động trong một đêm dài thường dễ bị dính. Cứng khớp sẽ khiến cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng các khớp, vị trí viêm sưng có dấu hiệu tê, nhức. Thông thường cơn đau cứng khớp thường kéo dài khoảng vài chục phút đến vài giờ.
Đây là một trong những dấu hiệu nặng nhất của bệnh viêm khớp. Đa phần những bệnh nhân có biến dạng khớp đều đã mắc bệnh viêm khớp lâu năm, việc điều trị kém hiệu quả hoặc không điều trị. Biến dạng khớp sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn nặng, cấu trúc khớp không còn vững chắc, bị dính, sụp.
Biến dạng khớp dễ quan sát nhất ở những khớp cấu trúc mỏng, kích thước nhỏ, yếu. Dấu hiệu này dễ quan sát ở những bệnh nhân viêm khớp bàn tay, viêm khớp ngón tay. Những khớp khác lớn hơn khi bị biến dạng khó quan sát bên ngoài hơn nhưng nếu bệnh nhân thực hiện chẩn đoán hình ảnh thì có thể thấy hình ảnh biến dạng bên trong các khớp.
Viêm khớp là bệnh mãn tính có thể kéo dài năm đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục và kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, vật lý trị liệu cùng các phương pháp điều trị ngoại khoa. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị nội khoa không mang lại kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chỉnh sửa các khớp và gân bị phá hủy hoặc thay thế chúng.
Với những thông tin về nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm khớp trên đây, bạn có thể nhận biết sớm và có kế hoạch chủ động để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tương tự như nhiều bệnh lý khác, việc điều trị sớm, đúng hướng và có kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng không mong muốn do bệnh viêm khớp gây ra. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Tổng hợp