Nguyên nhân và dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân và dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên nhân và dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu, hãy trang bị cho mình những hành trang cần thiết.

Cuộc sống là một guồng quay buộc chúng ta phải lao động và cống hiến hết mình. Bởi vậy, tỉ lệ những người bị thoái hóa cột sống ngày một tăng nhanh và trẻ hóa. Đây chính là tín hiệu đáng báo động của tình hình sức khỏe cộng đồng. Để tự chủ hơn trong công việc phòng và điều trị bệnh lý này, bạn cần nắm vững các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.

1. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết qua thực tế và thông kê cho thấy tình trạng thoái hóa có thể do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

1.1. Thoái hóa tự nhiên

Thoái hóa là quy trình tự nhiên của cơ thể và không ai có thể tránh khỏi. Tình trạng này ngày càng rõ rệt hơn khi cơ thể già đi vả lão hóa. Con người bước vào chu trình thoái hóa ở tuổi 30, tuy nhiên hiện nay độ tuổi này đang ngày càng trẻ hóa.

1.2. Ăn uống thiếu chất

Một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh thoái hóa cột sống xuất hiện từ rất sớm là do cơ thể thiệu hụt lượng canxi, glucosamine cần thiết. Đây đều là những thành phần có tác dụng giúp bôi trơn cho đốt sống, giảm sự cọ sát - Nguyên nhân khiến khớp xương nhanh chóng bị ăn mòn.

1.3. Chấn thương do tai nạn

Va chạm do cuộc sống, lao động, sinh hoạt cũng là nguyên nhân thường gặp. Trong đó, những người có công việc mang vác nặng, thường xuyên hoạt động thể thao có tỉ lệ mắc cao hơn hẳn.

1.4. Di truyền

Các tổn thương bẩm sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của người bệnh. Ví dụ như gù, vẹo cột sông. Điều này làm hạn chế diện tích, làm cột sống bị chèn ép.

2. Dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống khá rõ rệt. Tùy mức độ gặp phải mà người bệnh sẽ cả nhận được những biển hiện "kêu cứu" của cơ thể. Điển hình như:

- Cơn đau tại khu vực đốt sống lưng kéo dài liên tục, thường xuyên.

- Cơn đau không chỉ ở quanh sống lưng mà còn có xu hướng lan tỏa sang vùng khác như hông và chân.

- Nếu như cột sống bình thường có đường cong sinh lý tự nhiên thì ở người bị bệnh, đường cong này dần mất đi, có chiều hướng gù, vẹo hoặc gập xuống.

- Khi vận động, vặn mình hay cúi xuống, người bệnh thường bị tê cứng, hoặc đau đớn, khiến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày gặp khó khăn.

- Cơn đau tăng lên khi hoạt động mạnh như nâng đồ vật nặng, chơi thể thao...

- Một số người cơn đau xuất hiện đột ngột, sau khi nghỉ ngơi sẽ giảm nhưng lại kéo dài thành nhiều đợt trong ngày / tuần tùy theo mức độ bệnh lý.

- Khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp xuong như vươn mình, gập người, cúi xuống, vùng lưng sẽ ngay lập tức đau buốt.

- Thậm chí đối với những hoạt động thông thường hàng ngày như chạy, nhảy, đi bộ cũng có thể xuất hiện cơn đau đột xuất.

- Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau âm ỉ tại quanh thoắt lưng hoặc dọc xương sườn. Nguyên nhân là do cột sống vẹo khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép.

- Cường độ, mức độ của cơn đau sẽ thay đổi, tăng hoặc giảm tùy theo sự thay đổi tư thế, di chuyển hay hoạt động.

- Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí khiến người bệnh tê cứng chân tay, tê bì, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại.

- Nếu để lâu các cơn đau thoái hóa đốt sống với tần suất dày đặc hơn, người bệnh còn có thể bị tê liệt chân.

- Các vận động ở phần lưng bị hạn chế, gặp khó khăn khi cử động

Bạn biết đây, thoái hóa là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vẫn có những cách để làm chậm và cải thiện tình trạng này. Bởi vậy, đừng vì thiếu kiến thức mà chủ quan trước những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng. Bởi đây chính là tín hiệu "kêu cứu" mà cơ thể đang gửi tới bạn.


Tác giả: Nguyên Thị An