- Nấm miệng: Nấm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tưa lưỡi ở trẻ em.
Loại nấm Candida albicans khi xâm nhập vào khoang miệng, các lợi khuẩn lại không đủ sức chống đỡ thì ngày một phát triển, khiến môi trường khoang miệng mất cân bằng. Khi ấy, bé khó chịu với những mảng bám, cặn trắng dày trên lưỡi.
- Lưỡi bé không được vệ sinh sạch sẽ: Khi bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức các vẩn sữa sẽ đọng lại trên lưỡi. Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho bé sẽ khiến hình thành các mảng bám trắng trên lưỡi, nướu và hai bên má. Các mảng bám ngày càng nhiều, dày và gây ra tưa lưỡi ở trẻ em.
- Bé dùng nhiều kháng sinh: Nếu bé nhà bạn phải dùng kháng sinh trong một thời gian thì dễ bị tưa lưỡi hơn trẻ khác. Nguyên nhân là do kháng sinh sẽ khiến môi trường trong khoang miệng mất cân bằng, tạo cơ hội cho nấm dễ xâm nhập.
- Mẹ nhiễm nấm làm lây truyền sang bé: Đã có nhiều trường hợp bé bị tưa lưỡi do mẹ nhiễm nấm truyền sang qua đường sữa hoặc qua quá trình sinh thường.
Nấm là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tưa lưỡi ở trẻ em (Ảnh: Internet)
Tưa lưỡi nếu ở mức độ nhẹ và trong giai đoạn ban đầu hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ chỉ cần lấy khăn mềm chấm vào nước muối và lau nhẹ vùng lưỡi của bé. Thực hiện mỗi ngày 3 lần thì chỉ cần vài ngày là những đốm trắng tưa lưỡi sẽ giảm. Trong dân gian có một số mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ em cũng khá hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo cho bé nhà mình.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan bởi tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em ngày càng nặng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Nếu bé có hiện tượng xuất hiện những mảng trắng, tròn, hoặc có cục nhỏ nổi bên trong lưỡi, vòm họng thì cần chú ý, bởi đó có thể là do nấm.
Tưa lưỡi ở trẻ em ban đầu không gây đau đớn hay khó chịu nhưng nếu để lâu sẽ khiến bé biếng ăn và cảm giác đau xuất hiện dẫn đến tình trạng bỏ bú, sợ bú và quấy khóc. Nếu không được điều trị kịp thời vùng nấm còn lan xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây các bệnh về hô hấp, tiêu chảy...
Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em ngày càng nặng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ (Ảnh: Internet)
Tốt hơn hết là phòng bệnh, các mẹ cần thường xuyên vệ sinh lưỡi, khoang miệng cho bé hàng ngày. Có thể thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc thực hiện sau khi bé bú mẹ. Với những bé uống sữa công thức có nguy cơ bị tưa lưỡi cao hơn nên cần chú ý hơn.
Bên cạnh đó, các mẹ cần vệ sinh các dụng cụ mà bé tiếp xúc trực tiếp: núm vú, bình sữa, ti mẹ, ti giả... Vệ sinh phòng và môi trường xung quanh cũng là cách hiệu quả để hạn chế tưa lưỡi ở trẻ em. Khi bé bước vào tuổi ăn dặm thì cần cho bé uống nước ngay sau khi ăn và chú ý hơn trong việc vệ sinh răng miệng.
Khi bé bắt đầu xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi cũng cần sớm vệ sinh để loại bỏ trước khi tình trạng nặng nề hơn. Nếu thấy bé quấy khóc, bỏ bú và có hiện tượng đau miệng thì đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và nhận lời khuyên tốt nhất
Một vài lưu ý cho mẹ trong quá trình vệ sinh lưỡi cho bé
- Bé có thể bị nôn, trớ khi mẹ vệ sinh lưỡi. Do đó không nên thực hiện ngay sau khi bé bí,
- Mẹ cần đảm bảo tay và vật dụng tiếp xúc với lưỡi của bé được sạch sẽ.
- Không dùng mật ong để rơ lưỡi cho những bé dưới 1 tuổi.
- Không cậy những đốm trắng trong miệng của trẻ để tránh làm tổn thương khoang miệng.
Với những thông tin liên quan đến tưa lưỡi ở trẻ em hy vọng các mẹ đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc con. Trong trường hợp tình trạng quá nặng phụ huynh nên đưa con tới những cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.