Những câu hỏi thường gặp về ngứa rát âm đạo

Những câu hỏi thường gặp về ngứa rát âm đạo
Ngứa rát vùng âm đạo là một hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới, hầu như chị em nào cũng từng rơi vào hoàn cảnh này một số lần. Ngứa rát âm đạo khiến chị em vô cùng khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách xử lý bệnh như thế nào?

1. Ngứa rát âm đạo là gì?

Ngứa rát âm đạo là hiện tượng vùng kín bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công âm đạo.

Ngứa rát âm đạo là do triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... gây nên. Khi mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ra khí hư có màu vàng, trắng đục kèm theo mùi hôi và gây ngứa ngáy khó chịu.

Ngứa vùng kín làm cho chị em phụ nữ mất tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày. 

Ngứa rát âm đạo có thể nhanh đến nhanh đi hoặc dai dẳng khó chịu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại khiến chị em lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

2. Nguyên nhân gây ngứa rát âm đạo

2.1. Nhiễm nấm Candida

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh mà nhiều nữ giới gặp phải nhất. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này là chị em bị ra nhiều khí hư có màu trắng, vàng, mùi hôi kèm theo hiện tượng ngứa rát vùng kín nghiêm trọng. 

2.2. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Vi khuẩn gây ra một số bệnh lây qua đường tình dục như lậu, Chalamydia sẽ có hiện tượng ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều, đặc, có màu vàng hoặc nâu kèm theo các triệu chứng giống với bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên nếu như bạn quan hệ tình dục an toàn thì ít có khả năng rơi vào trường hợp này.

Ảnh 2.

Vi khuẩn tấn công vùng kín khiến chị em cảm thấy ngứa rát âm đạo (ảnh Internet).

2.3. Loạn khuẩn

Bình thường trong âm đạo của nữ giới có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại nhưng với một tỷ lệ cân bằng nên không gây ra vấn đề gì cho âm đạo. 

Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà môi trường vùng kín bị mất cân bằng khiến cho cả vi khuẩn gây hại và có lợi đều phát triển quá mức khiến chị em bị ngứa rát vùng âm đạo.

2.4. Herpes sinh dục, sùi mào gà

Đây là những bệnh xã hội do virus HPV gây ra. Nữ giới mắc bệnh có biểu hiện là tại cơ quan sinh xuất hiện các nhọt, nốt đỏ, mọng có nước khiến người bệnh có triệu chứng ngứa rát, khó chịu xung quanh âm hộ và bên trong âm đạo.

2.5. Rận lông mu

 Rận lông mu là một loại ký sinh trùng sống ở khu vực lông mu của cả nam và nữ giới. Rận lông mu chuyên hút máu, tấn công xung quanh bộ phận sinh dục khiến nữ giới bị ngứa rát ở khu vực này.

Ảnh 3.

Cẩn trọng với rận lông mu, kí sinh trùng hút máu nguy hiểm (ảnh Internet).

2.6. Một số nguyên nhân khác

Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hay thời gian dùng băng vệ sinh quá lâu không thay (trên 4 tiếng) cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa rát âm đạo. Ngoài ra, hiện tượng ngứa rát âm đạo có thể do chị em phụ nữ mặc quần quá chật, quần còn ẩm ướt, dị ứng với bao cao su hoặc các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Đối với các nguyên nhân này, bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt một chút là đã đẩy lùi được triệu chứng ngứa rát âm đạo.

3. Cách xử lý ngứa rát âm đạo như thế nào?

- Hãy đi khám bác sĩ ngay khi có bất thường ở vùng kín.

Ảnh 4.

Hãy đi khám bác sĩ ngay khi có bất thường ở vùng kín (ảnh Internet).

- Khi có cảm giác ngứa rát cũng không được gãi, tránh khiến bệnh trầm trọng hơn.

- Nấu nước lá trầu không hoặc lá chè xanh và dùng nước này xông vùng kín, nước nguội thì lấy rửa lại bên ngoài âm hộ. Cách làm này giúp bạn giảm ngứa đáng kể khi chưa thể đi khám bác sĩ.

- Giữ vùng kín sạch sẽ, không nên thụt rửa trong âm đạo. Trong kì kinh nguyệt chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên (4 tiếng/ lần thay băng). Ngoài ra, trước và sau khi quan hệ tình dục cũng phải vệ sinh sạch sẽ cơ quan vùng kín, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Không mặc quần áo chật, quần chíp nên là loại làm bằng cotton, có giãn, thấm mồ hôi tốt, thay quần chíp hàng ngày. Quần áo trước khi mặc vào người phải khô ráo, sạch sẽ.

Ảnh 5.

Không nên mặc quần áo chật, quẩn áo chưa khô (ảnh Internet).

Trên đây là một số nguyên nhân và cách xử lý triệu chứng ngứa rát âm đạo. Bạn nên đi khám phụ khoa định kì 3 -6 tháng/lần để kiểm soát tốt sức khỏe sinh sản đồng thời phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm (nếu có).

Tác giả: Yến Anh