Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ trung niên

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ trung niên
Khi phụ nữ đến ngưỡng tuổi 40, tình trạng suy giảm nội tiết tố sẽ gây ra những xáo trộn không hề nhỏ trong cuộc sống, đặc biệt là với giấc ngủ. Có không ít phụ nữ ở lứa tuổi trung niên mắc chứng mất ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ?

Giấc ngủ sâu được ví như "liệu pháp phục hồi" xóa tan căng thẳng, mệt mỏi, giúp phục hồi cơ thể sau một ngày dài làm việc. Giấc ngủ sâu từ 0 đến 5 giờ sáng là lúc cơ thể nghỉ ngơi thực sự và tiết ra nhiều hormone để cân bằng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. 

Khi phụ nữ bước đến ngưỡng tuổi 40, tình trạng suy giảm nội tiết tố gây ra những xáo trộn không hề nhỏ trong cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ?

1. Nguyên nhân chứng mất ngủ

Ở tuổi trung niên, mất ngủ phần lớn là do sự thay đổi của nội tiết tố là hormone progesterone và estrogen sụt giảm. Bên cạnh đó, hoạt động của trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng dần bị suy yếu, dẫn đến tình trạng phối hợp thiếu đồng bộ, lạc nhịp giữa các cơ quan này. Khi phản ứng của hệ thần kinh – nội tiết với môi trường bên ngoài không còn chính xác, sẽ có tình trạng đêm đã khuya rồi nhưng cơ thể vẫn chưa đạt đến được trạng thái ức chế nên không thể ngủ được. Từ đó, chứng mất ngủ dần xuất hiện.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

2. Biểu hiện của chứng mất ngủ

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên thường có 3 biểu hiện: đầu tiên là khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không yên suốt đêm; giai đoạn thứ hai là đến khi ngủ được rồi thì lại dễ bị tỉnh giấc nhiều lần, mỗi lần khoảng 30 phút; cuối cùng là rơi vào tình trạng khó hoặc không thể ngủ lại được. Những biểu hiện này thường gián tiếp dẫn đến tình trạng dậy quá sớm hoặc ngủ dậy vẫn thấy mệt. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng khó duy trì giấc ngủ.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

3. Điều trị chứng mất ngủ

Để tìm lại giấc ngủ ngon, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, nếp sống, duy trì chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu tâm những điều sau:

– Đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Không ngủ quá nhiều vào ban ngày hay ngủ quá 7 - 8 tiếng/ngày.

– Tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi giải trí nhẹ nhàng, nghe nhạc hoặc tập thể dục nhẹ nhàng (15 - 30 phút buổi chiều). Ngoài ra có thể tập yoga hoặc thiền để giúp cân bằng tinh thần.

– Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc…

– Bổ sung các sản phẩm chức năng tăng tuần hoàn máu giúp dễ đi vào giấc ngủ.

– Tránh xa bia, rượu, chất kích thích vì chúng có thể khiến cho giấc ngủ dễ bị gián đoạn hơn.

– Tránh các căng thẳng tâm lý, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

– Chú ý đến phòng ngủ: phòng ngủ nên có nhiệt độ thích hợp, ánh sáng hợp lý, không gian yên tĩnh để tránh bị thức giấc.

Tác giả: Diệu Anh