Chứng co thắt thanh quản là một phản xạ co thắt dây thanh âm và các cơ thanh môn khiến hai dây thanh đột ngột đóng lại, ngăn không cho không khí len vào phổi cản trở hoạt động hô hấp.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân đang ngủ bỗng đột nhiên choàng tỉnh vì khó thể và không nói ra tiếng. Thông thường, chứng co thắt thanh quản sẽ kéo dài trong một vài phút khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong thời gian này.
Chứng trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra chứng co thắt thanh quản. Khi cơ vòng không hoạt động đóng kín gây ra hiện tượng acid và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra kích ứng thanh quản.
Quá trình phơi nhiễm acid dạ dày diễn ra thường xuyên mà không được điều trị kịp thời thì màng thực quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến phát sinh các cơn co thắt tạm thời. Nếu người bệnh mắc phải các chứng nhiễm trùng hô hấp và ho thì nguy cơ co thắt sẽ cao hơn.
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân dẫn đến chứng co thắt thanh quản. Ảnh: Internet
Ngoài ra, chứng co thắt thanh quản có thể xảy ra trong lúc gây mê cũng như lúc hồi tỉnh sau phẫu thuật, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hội chứng co thắt do gây mê có thể khiến người bệnh tử vong. Do đó, công tác GMHS phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình, theo dõi sát sao khi gây mê bệnh nhân.
Một số triệu chứng co thắt thanh quản thường gặp đó là hội chứng có thể xảy ra lúc người mắc đang ngủ thì choàng tỉnh dậy bị nghẹt thở, không thở được, không nói được. Lúc này người bệnh có thể bị hoảng loạn và có khi mất hết tri giác. Hội chứng sẽ diễn ra trong vòng 1-2 phút, sau đó đường thở sẽ dần dần mở ra, hoạt động hô hấp trở lại bình thường.
Đối với người bệnh mắc các chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp các dấu hiệu như đau họng, đau lòng ngực, nôn, ho, khó nuốt, khàn tiếng, cảm thấy nóng rát sau xương ức. Các bác sĩ cho rằng, trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ tử vong đột ngột cao, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng co thắt thực quản mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Các trường hợp bị co thắt thanh quản do biến chứng gây mê sau khi phẫu thuật thường sẽ được di chuyển đầu và cổ để mở rộng đường thở. Trong một vài trường hợp để hỗ trợ hô hấp bệnh nhân cần phải được đặt ống vào họng hoặc thở bằng máy thở áp suất dương liên tục CPAP.
Để phòng tránh co thắt thanh quản khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp mà ống thở hoặc máy thở áp suất. Ảnh: Internet
Để khắc phục tình trạng co thắt bệnh nhân sẽ được tiến hành chữa trị chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng các thuốc như Dexilant, Nexium và Prevacid để giảm tải sự sản sinh acid dạ dày. Nếu biện pháp chữa trị trên không đem lại hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật "gấp đáy" để ngăn hiện tượng trào ngược.
Ngoài ra, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh xa các loại đồ ăn thức uống có tính acid gây xót ruột như: cà phê, nước ép hoa quả, sản phẩm chứa bạc hà… Bệnh nhân nên kết hợp chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa phụ và tránh ăn trước khi đi ngủ 2-3 tiếng.
Để điều trị bệnh đạt kết quả tốt, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế đồ uống có cồn và tránh xa thuốc lá. Khi nằm ngủ, người bệnh có thể kê cao đầu để tránh các hội chứng trào ngược dẫn đến co thắt thanh quản.