Viêm vú là bệnh thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là khi đang trong thời kỳ cho con bú. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa căn bệnh này.
Bệnh viêm vú có 2 loại là viêm vú không do nhiễm trùng và viêm vú do nhiễm trùng:
– Viêm vú không do nhiễm trùng gây tắc ống dẫn sữa do ứ đọng sữa trong mô vú đối với chị em phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
– Viêm vú do nhiễm trùng phần lớn là do vi khuẩn tụ cầu vàng tấn công cơ thể người phụ nữ qua da hoặc núm vú bị tổn thương.
Ảnh: Internet
– Thời gian người mẹ cho con bú tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, nhất là khi da đầu núm vú còn non nếu bị trầy xước, nứt do bé bú hay do mẹ nặn sữa sai cách càng làm tăng nguy cơ gây viêm.
– Hiện tượng tụt đầu vú do tư thế người mẹ cho con bú chưa đúng cách.
– Viêm vú rất dễ tái phát nếu trước đây các mẹ từng bị bệnh này, cho nên các mẹ cần hết sức lưu ý.
– Ảnh hưởng từ việc mang áo ngực quá bó sát, chất liệu thô cứng gây kích ứng da.
Nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì rất có thể bạn đã bị viêm vú:
– Đau ngực, vú bị căng và sưng.
– Ngứa vú, cảm thấy căng tức dưới cánh tay.
– Xuất hiện các tổn thương trên khu vực xung quanh núm vú.
– Có thể kèm theo sốt.
Ảnh: Internet
Để xác định chính xác triệu chứng, thời gian xuất hiện các biểu hiện viêm nhiễm, mức độ bệnh cần phải thông qua thăm khám lâm sàng như nắn vú, sờ vú… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm tìm vi khuẩn từ sữa của bệnh nhân hoặc kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, sinh thiết cũng giúp hỗ trợ phát hiện ung thư hiệu quả.
Ảnh: Internet
– Nếu viêm vú dạng nhẹ thì bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh tại nhà.
– Khi bệnh trở nặng như xuất hiện áp xe vú, mưng mủ… có thể cần áp dụng phẫu thuật và thuốc kháng sinh.
Điều quan trọng nhất để phòng tránh căn bệnh này đó là các chị em hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt và thói quen hàng ngày. Cụ thể như sau:
– Tư thế cho con bú đúng cách để hạn chế nguy cơ gây viêm nhiễm vú do bé bị tụt núm vú, bé cắn núm vú.
– Khẩu phần ăn uống giàu dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe đủ khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Lựa chọn loại áo ngực có chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da và không quá chật hay bó chặt ngực.