Để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện, bú sữa mẹ đầy đủ, đúng cách là điều quan trọng nhất.
Thế nhưng, trong một số trường hợp, bé bỏ bú khiến bố mẹ hết sức lo lắng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bé, khiến đề kháng kém và trẻ sụt cân, thậm chí là mắc một số bệnh.
Để hạn chế khả năng con bỏ bú gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ hãy tìm hiểu những nguyên nhân trẻ bỏ bú phổ biến nhất dưới đây để có những biện pháp xử trí phù hợp và kịp thời nhé,
nguyên nhân trẻ bỏ bú phổ biến nhất chính là cảm giác đau mà bé đang phải chịu đựng. Một số trường hợp, trẻ sinh non hoặc khó sinh dẫn đến những chấn thương như vết tím, trật khớp ngay từ lúc chào đời. Khi mẹ bế cho bé bú, vô tình chạm vào những chấn thương này khiến bé phản ứng ngay bằng việc quấy khóc liên tục, không chịu bú.
Trong trường hợp này, bố mẹ hãy đưa con đi khám để biết tình trạng chấn thương của bé và có hướng xử lí từ bác sĩ.
Trẻ bị đau có thể là nguyên nhân khiến bé bỏ bú (Ảnh: Internet)
Nếu một lần bú nào đó mẹ vô tình đưa bầu sữa quá sâu vào miệng bé khiến bé khó thở sẽ rất dễ gây ra tình trạng bé sợ hãi và có ác cảm với đầu ti. Do đó, những lần bú sau bé thường sẽ khóc hoặc ngậm chặt miệng không chịu bú. Đây cũng là nguyên nhân trẻ bỏ bú mà rất nhiều mẹ gặp phải.
Trong trường hợp này, mẹ hãy khắc phụ bằng cách nhẹ nhàng để bé làm quen lại với đầu ti, tuyệt đối không vội vàng hay ép bé ăn. Hãy để bé chủ động mở miệng dần dần và đón nhận sữa. Sau một vài lần làm quen lại như vậy, bé sẽ bú bình thường.
Mặc dù bé rất hào hứng với việc bú sữa nhưng nếu sữa mẹ quá ít, không về đủ sẽ khiến bé mất hứng thú và không muốn bú nữa.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ gặp khó khăn khi bú do đầu ti của mẹ bị tụt vào trong. Khi gặp tình huống như vậy, mẹ hãy nhờ sự can thiệp của bác sĩ để có thể tập kéo đầu ti ra ngoài, giúp bé có thể bú dễ dàng trước khi bé trở nên xa lạ với việc bú sữa.
Trái lại với việc nhiều mẹ thiếu sữa cho con, một nguyên nhân trẻ bỏ bú lại đến từ việc sữa mẹ dồn về nhiều khiến bé gặp khó khăn bí mút, nuốt và thở cùng một lúc. Để giúp bé dễ chịu hơn và không phải xoay sở quá nhiều, mẹ hãy đặt tay lên ngực, áp ngón trỏ lên bầu sữa để điều chỉnh tia sữa ra đều, tránh tình trạng khiến bé bị sặc sữa dẫn đến sợ và bỏ bú.
Nếu mẹ cho bé bú bình từ sớm hoặc do bận rộn buộc phải để bé bú bình cũng có thể là nguyên nhân trẻ bỏ bú. Cách tốt nhất là mẹ nên hạn chế để bé bú bình cũng như cân bằng giữa việc bú bình và bú trực tiếp của bé mỗi ngày.
Cho con bú bình quá nhiều là nguyên nhân bỏ bú ở trẻ khá phổ biến (Ảnh: Internet)
Việc mẹ thay đổi chế độ ăn uống, dùng nhiều gia vị mạnh hay sử dụng thuốc kích thích sẽ dẫn đến việc sữa bị thay đổi mùi vị và bé bỏ bú. Để kết thúc tình trạng này, mẹ hãy quy lại chế độ sinh hoạt và ăn uống bình thường nhé, khi sữa có mùi vị như cũ, bé sẽ bú mẹ lại như bình thường.
Một nguyên nhân trẻ bỏ bú phổ biến hàng đầu nữa chính là do bé ốm, sốt. Các giai đoạn mọc răng có thể khiến bé đau, sốt, mệt mỏi hay do mắc phải một số bệnh. Trong trường hợp này, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé ốm, sốt và điều trị dứt điểm nguyên nhân này, tình trạng bỏ bú của bé sẽ tự chấm dứt.
Bé có thể bỏ bú do ốm sốt (Ảnh: Internet)
Để khắc phục tình trạng bé bỏ bú dẫn đến sút cân, quấy khóc, điều quan trọng nhất là mẹ phải xác định được nguyên nhân trẻ bỏ bú do đâu. Khi xác định được nguyên nhân, các biện pháp xử trí sẽ được áp dụng cho từng nhóm nguyên nhân như sau:
- Nếu trẻ bỏ bú do ốm, sốt, hãy điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ
- Nếu bé sợ bú, ác cảm với đầu ti, hãy từ từ để bé làm quen lại với việc bú sữa theo từng bước
- Nếu sữa mẹ có mùi lạ, mẹ hãy dừng các loại thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị để sữa trở lại bình thường.
Tiêu, ớt là các gia vị làm sữa mẹ có mùi lạ (Ảnh: Internet)
Hi vọng với những chia sẻ về nguyên nhân trẻ bỏ bú trên đây, mẹ đã tìm ra được những cách để xử trí tình trạng con bỏ bú. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích về chăm sóc trẻ nhé.