Nguyên nhân tê bì chân tay - đơn giản mà ai cũng dễ mắc phải

Nguyên nhân tê bì chân tay - đơn giản mà ai cũng dễ mắc phải
Nguyên nhân tê bì chân tay rất đa dạng, có thể do thiếu vitamin hoặc cũng có thể do mắc phải các bệnh lý khác. Để chắc chắn bạn cần phải đến các cơ sở khám chữa để có thể chẩn đoán kịp thời.

Các chuyên gia về cơ xương khớp cho biết, đa phần là dấu hiệu tê bì chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh thông thường dễ điều trị đến bệnh phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là nhóm nguyên nhân tê bì tay chân do sinh lý và bệnh lý:

1. Nguyên nhân tê bì chân tay sinh lý

- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông

Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…

- Ảnh hưởng của thời tiết

Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, tê bì.

- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân tê bì chân tay.

nguyen-nhan-te-bi-chan-tay

Nguyên nhân tê bì chân tay sinh lý thường bị bỏ qua do dễ biến mất (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân tê bì chân tay bệnh lý

- Do bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì.

- Thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…

Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

- Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh

- Do chèn ép dây thần kinh, gặp trong bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp…

- Nhiễm trùng: nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số vi rút.

- Nhiễm độc: kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, các hóa chất sử dụng trong công nghiệp.

3. Điều trị căn nguyên tê bì

Tùy theo căn nguyên của tê bì chân tay mà lựa chọn cách điều trị:

- Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt

- Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn

- Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin

- Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa

- Viêm khớp: Điều trị viêm khớp

- Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc…

Tác giả: KP