Nguyên nhân táo bón ở trẻ dù đã ăn đủ chất xơ

Nguyên nhân táo bón ở trẻ dù đã ăn đủ chất xơ
Trong thực đơn hằng ngày, dù đã cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết nhưng tình trạng táo bón ở trẻ vẫn diễn ra thường xuyên. Vậy tình trạng này là do nguyên nhân nào?

1. Vai trò của chất xơ trong phòng và điều trị táo bón ở trẻ?

Táo bón ở trẻ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, phân khô cứng,... 95% trường hợp táo bón ở trẻ được xác định là do thiếu chất xơ.

Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá, bao gồm 2 loại chính: loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Trong đó, loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải và đồng hóa càng cao và dễ dàng hòa tan.

Ảnh 1.

Chất xơ có vai trò trong phòng và điều trị táo bón ở trẻ (Ảnh: Internet)

Chất xơ tác động vào quá trình tiêu hoá thức ăn theo 3 cơ chế:

Làm mềm phân: Chất xơ có khả năng hút nước làm mềm và tăng thể tích phân trong đường ruột. Đồng thời, chất xơ kích thích sự co bóp của thành ruột giúp đưa phân ra khỏi cơ thể dễ dàng.

Hỗ trợ đào thải chất độc: Chất xơ hỗ trợ việc đào thải chất độc từ phân, ngăn chất độc ngấm vào máu nhờ việc đi ngoài đều đặn.

Giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng: Các loại chất xơ hoà tan đi vào cơ thể có khả năng làm chậm quá trình tiêu hoá, từ đó kéo dài thời gian để các chất dinh dưỡng được hấp thụ một cách tối đa. Bên cạnh đó, các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển tốt hơn khi cơ thể được cung cấp đủ chất xơ.

2. Vì sao tình trạng táo bón ở trẻ vẫn xảy ra dù đã ăn đủ chất xơ?

Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi đã loại trừ được nguyên nhân chính mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn diễn ra. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra còn do nhiều nguyên nhân khác:

- Việc nấu rau củ quá kỹ trước khi cho bé ăn có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và các vitamin có trong loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé dùng cả rau và nước luộc/nấu rau để phát huy công dụng một cách tối đa.

Ảnh 2.

Cho bé uống đủ nước để phòng và điều trị táo bón ở trẻ (Ảnh: Internet)

- Bên cạnh việc ăn nhiều rau, bé cũng cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả với lượng phù hợp với lứa tuổi (Ví dụ: trẻ trên 4 tháng có thể uống 6-120ml/ngày; trẻ 8-12 tháng có thể sử dụng 180ml/ngày,...)

Ảnh 3.

Bổ sung nước hoa quả cũng là một phương pháp tốt giúp điều trị táo bón ở trẻ (Ảnh: Internet)

Khi trẻ bắt đầu ăn đặc, cha mẹ có thể sử dụng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo bởi lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ trong lúa mạch cao hơn rất nhiều.

- Ngoài ra, tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài có thể là do một số bệnh lí đường ruột hoặc đại tràng. Các bệnh này thường đi kèm với biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, đau thắt bụng,... Nếu thấy bé có các biểu hiện này, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được khám và can thiệp kịp thời.

Tổng hợp

Tác giả: Bùi Thảo Ngân