Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu?

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu?
Mề đay là một bệnh ngoài rất phổ biến mà chúng ta thường hay gặp phải nhất là vào mùa hè.Tuy nhiên nguyên nhân nổi mề đay lại rất phức tạp và xuất phát từ nhiều yếu tố.

Nguyên nhân nổi mề đay hay y học gọi là căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp. Có thể là nguyên nhân bên trong cơ thể, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài hay thậm chí không rõ nguyên nhân. Trên cùng một bệnh nhân mề đay có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mề đay cùng kết hợp. Thông thường sẽ có một số căn nguyên như sau:

1. Một số nguyên nhân nổi mề đay thông thường

1.1. Do thức ăn:

 Nhiều người dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc các chất trong thực phẩm ăn hằng ngày thường sẽ bị nổi mẩn dị ứng. Một số thức ăn dễ gây nổi mề đay nhất là: trứng, sữa, cá biển, các loại hải sản, bia,... Hãy cân nhắc và hiểu cơ thể trước khi ăn uống vì nếu cơ địa bạn có phản ứng với một số thức ăn thì dù là thức ăn lành nhất cũng có thể gây bệnh.

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 1.

Hải sản là nguyên nhân dị ứng hàng đầu trong số các thực phẩm gây mẩn ngứa

 1.2. Do dùng thuốc:

Cũng như thức ăn, với những người dị ứng với một số thành phần của thuốc hoặc phản ứng với thuốc thì đây cũng chính là nguyên nhân xuất hiện mề đay. Một số lọai thuốc có khả năng gây mề đay nhiều nhất phải kể đến là kháng sinh, đặc biệt là nhóm kháng sinh beta-lactam có tỉ lệ cao nhất, sau đó là nhóm kháng sinh cyclin macrolid.

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 2.

Một số lọai thuốc có khả năng gây mề đay nhiều nhất phải kể đến là kháng sinh, đặc biệt là nhóm kháng sinh beta-lactam

 Thời gian mề đay xuất hiện cũng khác nhau, có thể ngay sau khi uống thuốc hoặc sau khi uống vài ngày. Một số trường hợp còn kèm sốt và nổi hạch.

1.3. Do các tác nhân về đường hô hấp:

Vẫn là nguyên nhân dị ứng, nhưng lại từ đường hô hấp. Nếu bạn có một cơ địa nhạy cảm, nhất là với mùi hương hay các chất trong không khí, khả năng bạn bị nổi mề đay cũng rất cao. Người bệnh có thể nổi mề đay khi hít phải các chất dễ gây dị ứng trong bầu không khí  như phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc vv….

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 3.

Người bệnh có thể nổi mề đay khi hít phải các chất dễ gây dị ứng trong bầu không khí như phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc vv….

 1.4. Do nhiễm trùng:

Khi bị ốm, đặc biệt là các bệnh do virus, sức đề kháng của bạn yếu đi nhiều hơn, vậy nên tỉ lệ bạn bị nhiễm trùng, không chống lại được các tác nhân gây bệnh là điều dễ hiểu. Khi nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C hay vi khuẩn ở tai, mũi, họng … cũng khiến bạn bị nổi mề đay.

2.  Nổi mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học

Mề đay là bệnh ngoài da, nó có thể xuất hiện nếu da bạn quá nhạy cảm và dị ứng với một số loại mỹ phẩm hay một số thành phần trong loại mỹ phẩm đó. Nhiều trường hợp mề đay xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với các loại mỹ phẩm và các chất hóa học như: son, phấn, thuốc nhuộm tóc, hay thậm chí cả nước hoa,...

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 4.

Nhiều trường hợp mề đay xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với các loại mỹ phẩm và các chất hóa học

 Ngoài ra, chất bảo quản thực phẩm hay màu thực phẩm cũng có thể gây nổi mề đay.

3. Nổi mề đay do tác nhân vật lý

Một số tác nhân vật lí có thể làm bạn nổi mề đay như:

– Da vẽ nổi

– Mề đay do vận động quá sức hoặc stress

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 5.

Stress cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mề đay hơn

 – Mề đay do bị chèn ép, rung động

4. Nổi mề đay do các bệnh nội khoa, mãn tính

Mề đay thường xuất hiện hơn ở các bệnh nhân bị bệnh hệ thống như lupus hay bệnh về nội tiết như suy giáp, cường giáp, tiểu đường,... ….

5. Nổi mề đay do một số nguyên nhân khác

Nhiều trường hợp bạn bị nổi mề đay do dị ứng với một số tác nhân ngoài môi trường như nước, nhiệt độ hay thời tiết như: quá nóng hoặc quá lạnh, do di truyền cơ địa dễ nổi mề đay hay thậm chí là không có nguyên nhân.

Nguyên nhân nổi mề đay là do đâu? - Ảnh 6.

Thời tiết quá nóng hay lạnh cũng dễ khiên sbanj bị nổi mề đay

 Có quá nhiều nguyên nhân gây mề đay, vì thế bạn cần chú ý các triệu chứng cũng như tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất cũng như phòng tránh cho những lần sau.

Tác giả: Việt Hà