Hầu hết chúng ta đều biết rằng, tiêm chủng là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh chủ động cho trẻ. Tuy nhiên, các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ lại luôn khiến các bậc phụ huynh băn khoăn và lo lắng mỗi lần tiêm chủng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ có các phản ứng sau tiêm chủng? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm chủng thường gặp nhất sau đây.
Một số thành phần của vacxin (các kháng nguyên, các chất kháng sinh, và các thành phần khác,...) có thể kích thích một số cơ thể trẻ sinh ra một số phản ứng sau khi tiêm chủng. Chẳng hạn, các kháng nguyên của vi khuẩn lao trong vacxin BCG có thể gây các phản ứng sau tiêm chủng như sưng hạch ngoại biên, loét và tạo sẹo tại vị trí tiêm,....
Thông thường, các phản ứng sau tiêm chủng do các thành phần có chứa trong vacxin thường là những phản ứng nhẹ và hầu hết sẽ tự khỏi mà không cần có các can thiệp y tế.
Chất lượng vacxin không đảm bảo cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ. Những điều kiện không đảm bảo trong sản xuất, vận chuyển và bảo quản vacxin đều có thể khiến chất lượng vacxin bị suy giảm.
Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay các trường hợp gặp phản ứng sau tiêm chủng do chất lượng của vacxin không đảm bảo rất ít, giảm hơn rất nhiều so với trước kia và có tỷ lệ càng ngày càng thấp. Điều này là nhờ vào các quy trình kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt từ khâu sản xuất, cho đến vận chuyển và bảo quản vacxin,... khiến chất lượng vacxin luôn được đảm bảo.
Những sai lầm trong các thao tác tiêm chủng cũng được biết đến là nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm chủng trên thực tế.
Các sai lầm về quy trình sử dụng như cách dùng, đường dùng, thao tác tiêm, dụng cụ không vô khuẩn, động tác tiêm không vô khuẩn và không đúng kỹ thuật, bảo quản và vận chuyển vacxin đến điểm tiêm chủng không đạt yêu cầu,... đều có thể dẫn đến tình trạng phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ.
Nhìn chung phản ứng sau tiêm chủng do tác dụng tâm lý thường hay gặp hơn ở những trẻ đã lớn hoặc đã có nhận thức nhất định (thường là trên 5 tuổi). Bởi khi này trẻ biết sợ với việc tiêm chủng, khi sự sợ hãi và lo lắng đối với tiêm chủng trở nên quá mức thì có thể khiến trẻ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí có bé bị ngất xỉu,...
Đây không phải là những phản ứng nguy hiểm, cha mẹ có thể dự phòng bằng cách trấn an tâm lý trẻ trước khi tiêm để trẻ bớt sợ hãi hơn.
Đây là nguyên nhân cũng khá thường gặp của các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ. Trẻ có thể đã mắc một hoặc nhiều bệnh lý trước đó nhưng lại hoàn toàn không có các biểu hiện triệu chứng của bệnh. Điều này làm ta lầm tưởng rằng trẻ vẫn luôn mạnh khỏe.
Tuy nhiên sau khi tiêm chủng, sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến các bệnh lý này bùng phát và biểu hiện bằng các triệu chứng khác nhau. Vì thế tình trạng của trẻ dễ bị nhầm là do phản ứng do tiêm chủng. Tuy nhiên, về bản chất phản ứng sau tiêm chủng này là biểu hiện của bệnh mà bé mắc phải chứ không phải là do các yếu tố về vacxin hay tiêm chủng gây nên.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ trên thực tế. Để hạn chế tối đa các nguy hiểm do phản ứng sau tiêm chủng gây nên, cha mẹ nên phối hợp và thông báo với đơn vị tiêm phòng về tình trạng của trẻ, cũng như thực hiện tốt theo dõi sau tiêm chủng để phát hiện, xử lý đúng cách trong trường hợp cần thiết.