Nguyên nhân mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là một trong những biến chứng mẹ bầu có nguy cơ gặp phải trong thai kỳ do sự thay đổi hormone. Sức khỏe mẹ bầu và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở phụ nữ có thai vào khoảng giai đoạn từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi bà bầu sinh con và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu không được kiểm soát tốt.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng tiếp tục mắc tiểu đường trong những lần mang bầu sau và nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này.

1. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không có những dấu hiệu đặc biệt, đa phần phát hiện được là nhờ việc khám thai, xét nghiệm thử glucozo trong máu. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể chú ý đến những biểu hiện sau đây để phát hiện ra bệnh tiểu đường:

- Đi tiểu thường xuyên

- Ăn không kiểm soát

- Mắt mờ trong một thời gian ngắn

- Cảm thấy khô miệng, khát nước

- Vùng kín bị nhiễm trùng

- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành

2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường chia ra hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, thai phụ bị bệnh tiểu đường trước lúc mang thai. Trường hợp thứ hai, thai phụ mới bị tiểu đường khi có thai gọi là tiểu đường do thai nghén hay tiểu đường thai kỳ.

Nguyên nhân mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ - Ảnh 2.

2.1. Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Vì thế, tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. 

Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucozo máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ.

2.2. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc mẹ bầu bị mắc tiểu đường như mẹ bị béo phì, bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường. Tuy nhiên, khoảng 30% trường hợp bị tiểu đường lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp.

Không giống với các dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ chỉ bị trong giai đoạn mang thai và sẽ hết sau khi sinh con. Nhưng nếu bà mẹ bị tiểu đường khi mang thai mà không được phát hiển sớm và kiểm soát tốt sẽ nguy hại cho cả mẹ và bé.

3. Phụ nữ có thai cần ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Khi mang thai, các thai phụ có xu hướng  . Việc mẹ ăn quá nhiều thực phẩm sau đây sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ:

– Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột: Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

– Thức ăn chứa nhiều Carbonhydrates đơn giản như bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…: chất này sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn.

 

Tác giả: HY