Ung thư thanh quản được đánh giá là một trong những căn bệnh ác tính vùng đầu cổ không những phổ biến lại còn rất nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ bệnh viện cho biết giáo viên là nhóm có khả năng bị ung thư thanh quản cao nhất. Vậy lý do tại sao giáo viên lại là đối tượng dễ bị ung thư thanh quản tấn công?
Ung thư thanh quản ở giai đoạn đầu không có triệu chứng phổ biến và rõ ràng, cùng với tâm lý chủ quan không thăm khám sức khỏe định kỳ; khi bị đau họng hay khó nuốt chỉ nghĩ là bệnh thông thường và tự ý mua thuốc kháng sinh uống. Tới khi uống mãi không đỡ mới đi khám lúc đấy mới phát hiện ra mình bị ung thư thanh quản.
Lúc này bệnh đã vào giai đoạn muộn, tiên lượng sống rất xấu, việc can thiệp điều trị y tế có thể chỉ phục vụ cho việc giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không giúp chữa trị khỏi bệnh được nữa.
Như đã nói ở trên, ung thư thanh quản có đối tượng thường gặp là giáo viên. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng đặc thù nghề nghiệp khiến giáo viên trở thành đối tượng nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm này, hơn nữa độ tuổi mắc bệnh lại càng trẻ hóa.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến giáo viên dễ bị ung thư thanh quản:
- Phải nói to, nói nhiều và nói liên tục
Do thời gian đứng lớp nhiều cộng với việc truyền đạt cho học sinh bằng lời nói nhiều khiến cho thanh quản của giáo viên phải làm việc liên tục.
Khi phải nói với tần suất nhiều với mức độ to kéo dài làm cho hệ thống dây thanh quản cứ liên tục hoạt động trong thời gian dài khiến nó bị quá tải. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu như dây thanh quản bị quá tải liên tục sẽ gây suy giảm chức năng dây thanh quản từ đó tăng nguy cơ bị viêm nhiễm - nguy cơ bị ung thư thanh quản cũng vì đó mà tăng lên.
- Tiếp xúc với bụi phấn
Mặc dù hiện nay có nhiều trường học đã chuyển sang dùng bút dạ viết bảng nhưng vẫn có nhiều giáo viên vẫn tiếp xúc với bụi phấn hàng ngày.
Phấn viết bảng trong quá trình viết sẽ sinh ra bụi phấn, bụi phấn được giáo viên trực tiếp hít vào trong quá trình viết tới cổ họng. Khi tích tụ được một thời gian, bụi phấn gây suy giảm chức năng hô hấp, hít thở khó, phát âm cũng bị kẹt lại từ đó khả năng bị viêm nhiễm cũng cao hơn.
Cũng như trên, nguy cơ bị viêm nhiễm tăng lên đồng nghĩa với nguy cơ bị ung thư thanh quản cũng tăng lên.
Lưu ý: hóa chất, tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên là một nguyên nhân gây bệnh ung thư thanh quản cần hết sức lưu ý.
Bên cạnh việc có nguy cơ bị ung thư thanh quản thì ung thư thứ hai cũng có khả năng mắc đó là ung thư phổi.
Trên thực tế dựa vào những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản thì có một số phương pháp hạn chế nguy cơ này, cụ thể:
- Nên nói với cường độ vừa phải khi giảng dạy, không nên nói quá to. Nếu muốn có thể sử dụng thêm một số thiết bị hỗ trợ khuếch đại âm thanh như mic, loa,...
- Hạn chế sử dụng phấn viết bảng, nếu bắt buộc phải dùng nên đứng ở khoảng cách đủ xa hạn chế việc hít phải bụi phấn
- Uống nhiều nước giúp họng không bị khô
- Nếu như có những biểu hiện như ho lâu ngày không khỏi, phát âm bị khó hay nuốt thức ăn thấy vướng, uống nước thấy khó thì cần phải đi kiểm tra tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ.