Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở nam giới

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở nam giới
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý nam khoa gây bất lợi nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản nếu không được chữa trị nhanh chóng. Nam giới cần nâng cao hiểu biết về nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn để kịp thời ứng biến khi mắc phải.

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn hình quả lắc tự xoay quanh trục nhiều lần, gây tắc nghẽn xoắn thừng tinh, cản trở quá trình lưu thông máu, bơm máu ở tinh hoàn nên dẫn đến hiện tượng phù nề, sưng, đau vùng bìu. Bệnh thường gặp nhất ở nam giới từ 10 đến 25 tuổi.

Xoắn tinh hoàn là một loại bệnh cấp tính cực kì nguy hiểm cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ, nếu không phát hiện chữa trị kịp thời, lưu lượng máu đến tinh hoàn bị chặn có thể gây thiệt hại vĩnh viễn hoặc gây hoại tử tinh hoàn phải cắt bỏ khiến nam giới hoàn toàn mất khả năng làm bố. Do đó, tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở nam giới là vô cùng quan trọng.

1. Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Một trong những nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là do di truyền bẩm sinh. Nam giới có xoắn tinh hoàn có một đặc điểm di truyền bẩm sinh làm cho các tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Tình trạng này thường di truyền ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. 

Một số nam giới mắc phải chứng tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn không xuống bìu mà nằm trong bụng hoặc trong ống bẹn cũng có thể là nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn.

Ảnh 2.

Mặc quần lót quá chặt là nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở nam giới. Ảnh: Internet

Ngoài ra, mặc dù không trực tiếp là nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn nhưng thói quen mặc quần lót quá chật có thể tạo điều kiện khiến "cậu nhỏ" trở nên xoắn và lâu dần dẫn đến xoắn tinh hoàn. Đồng thời, nam giới nằm sai tư thế khi ngủ thích thích vặn vẹo người cũng có thể khiến thừng tinh bị xoắn thành khối và gây ra chứng xoắn tinh hoàn.

Một nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn khác có thể đến từ việc người bệnh có những chấn thương ở dương vật, niệu đạo, tầng sinh môn hoặc mạch máu đùi.

2. Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn sẽ gặp phải các cơn ở tinh hoàn dữ dội, buồn nôn, nôn nhưng hoàn toàn không sốt. Vùng bìu sưng tấy, đỏ, vùng tinh hoàn cứng nhô lên, tiểu rắt, có thể kèm máu trong tinh dịch, cơn đau tăng giảm thất thường.

Nhiều trường hợp xuất hiện cơn đau do xoắn tinh hoàn trong vài phút rồi tự hết do thừng tinh tự tháo xoắn nhưng đến một lúc khác thì thừng tinh không tự tháo xoắn được nữa.

3. Biến chứng xoắn tinh hoàn

Việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn, thậm chí phải cắt bỏ đi tinh hoàn làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, nếu cắt bỏ cả hai bên tinh hoàn thì nam giới không còn khả năng làm bố.

4. Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn đòi hỏi chữa trị khẩn cấp ngay tại thời điểm bị xoắn trong vòng một vài giờ đầu tiên sau khi phát bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ của bệnh nhân bằng cách chà xát hoặc véo mặt trong đùi phía bên tinh hoàn bị xoắn nếu tinh hoàn không co lại bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, siêu âm Doppler màu để thấy tổn thương do xoắn tinh hoàn. Hoặc chụp Scan phóng xạ (Radionuclide scans) để phát hiện lưu lượng máu đến tinh hoàn nhằm phân biệt xoắn tinh hoàn với các bệnh lý nam khoa khác.

Ảnh 3.

Phẫu thuật khẩn cấp để tránh những biến xấu của bệnh xoắn tinh hoàn. Ảnh: Internet

Sau khi chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để tránh bệnh chuyển biến xấu của bệnh, bảo toàn chức năng sinh sản. Trong một vài trường hợp khẩn cấp bác sĩ có thể bỏ qua các bước xét nghiệm để tận dụng thời gian chữa trị.

Nếu được can thiệp trong 6 giờ đầu, tỷ lệ bảo vệ được tinh hoàn ở người bệnh bị xoắn tinh hoàn là 90%, sau 12 giờ tỷ lệ này giảm xuống 50%, còn nếu sau 24 giờ thì khả năng tinh hoàn được giữ lại chỉ còn khoảng 10%.

Tác giả: Huyền Trang