Giác mạc là lớp màng trong suốt ở phía trước đồng từ và mống mắt. Giác mạc khá mỏng và tiếp xúc gần với môi trường nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm kí sinh trùng. Viêm giác mạc nhẹ có thể do các chấn thương nhẹ gây xước hoặc do đeo kính áp tròng quá lâu.
Viêm giác mạc có thể biểu hiện qua các triệu chứng như đỏ mắt, đau mắt, chảy nước mắt hay tiết dịch, mắt khó mở, thị lực giảm, có cảm giác cộm trong mắt…
Viêm giác mạc có thể bắt nguồn từ khá nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân gây viêm giác mạc chủ yếu bao gồm:
- Chấn thương:
Bề mặt giác mạc có thể bị xước do các tác động vât lí từ bên ngoài. Chúng có thể chỉ làm xước giác mạc, dẫn tới viêm giác mạc không nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu khi vật tác động mang theo vi khuẩn và nấm thì chúng có thể gây ra viêm giác mạc nhiễm trùng.
- Kính áp tròng:
Bề mặt kính áp tròng có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ki sinh trùng sống. Khi để kính áp tròng đã nhiễm khuẩn tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến tình trạng viêm giác mạc nhiễm trùng. Cũng có thể xảy ra trường hợp kính áp tròng ma sát quá mạnh với giác mạc mà gây ra trầy xước, dẫn đến viêm giác mạc.
Đeo kinh áp tròng quá lâu có thể là nguyên nhân gây viêm giác mạc (Ảnh: Internet)
- Virus
Những loại virus như Herpes, Chlamydia cũng có thể là nguyên nhân gây viêm giác mạc.
- Ô nhiễm nước
Những chất hóa học có trong nước bể bơi có thể khiến giác mạc bị kích thích và làm yếu biểu mô giác mạc, dẫn tới viêm giác mạc hóa học. Nếu mắt phải tiếp xúc với các nguồn nước có vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng thì mắt có thể mắc viêm giác mạc nếu đã bị tổn thương.
Dụi mắt quá mạnh khiến mắt tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây viêm giác mạc (Ảnh: Internet)
- Suy giảm miễn dịch
Nếu hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn, virus sẽ có nhiều khả năng tấn công và lây nhiễm ở giác mạc hơn so với ở một đôi mắt khỏe mạnh.
- Thời tiết nóng ẩm
Thời tiết nóng ẩm ở những nước nhiệt đới như Việt Nam cũng làm tăng nguy cơ viêm giác mạc vì đây là điều kiện khá thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.
Để phòng ngừa nguyên nhân gây viêm giác mạc cần đảm bảo các yếu tố vệ sinh và tránh trầy xước. Nguyên tắc là không để giác mạc bị xước, bị tổn thương; tránh để mắt tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm khuẩn như vi khuẩn, vi trùng, virus hay nấm.
Nếu bạn đeo kính áp tròng, cần chọn loại kính đảm bảo chất lượng, giữ kính sạch. Ngay khi kính tiếp xúc với chất bẩn hay môi trường không đảm bảo vệ sinh, cần bỏ kính đó đi. Không nên đeo kinh quá lâu hay tác động qua mạnh khi đeo và tháo kính.