Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam và cách xử lý

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam và cách xử lý
Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng chảy máu cam ít nhất 1 lần trong đời. Do đó, việc tìm hiểu về chảy máu cam là gì và cách phòng ngừa, cầm máu hiệu quả là điều nên làm. Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân và mọi người trong gia đình.

1. Tình trạng chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi. Đây là tình trạng máu chảy từ lỗ mũi, ống mũi họng, mô tuyến mũi. Nó có thể ảnh hưởng đến 2 lỗ mũi nhưng thông thường hiện tượng này máu chỉ chảy ra từ 1 bên.

Theo thống kê, có khoảng 60% số người đã và có khả năng chảy máu mũi trong suốt cuộc đời. Tình trạng chảy máu cam không nguy hiểm nhưng gây mất máu và là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề, mắc một số căn bệnh nghiêm trọng.

2. Phân loại tình trạng chảy máu cam

Chảy máu cam được chia thành 2 loại sau đây:

- Chảy máu mũi trước: Máu từ mũi chảy ra trước khi các mạch máu ở mũi trước bị thương tổn, phá vỡ.

- Chảy máu mũi sau: Máu chảy từ sau hoặc phần sâu bên trong mũi. Ở trường hợp này, máu có thể chảy xuống cổ họng, đông máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực lân cận.

3. Dấu hiệu của triệu chứng chảy máu cam

Dưới đây là các triệu chứng chảy máu cam thường gặp:

- Máu chảy ra từ mũi (thông thường chỉ có một lỗ mũi bị ảnh hưởng)

- Nhịp tim không đều, tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường

- Cảm thấy buồn nôn, tanh ở cổ họng do nuốt phải máu

- Khó thở

- Da mặt và tay chân nhợt nhạt, thiếu sức sống

Ảnh 2.

4. Nguyên nhân của tình trạng chảy máu cam

4.1. Nguyên nhân chảy máu cam là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam. Trong đó, các trường hợp máu chảy đột ngột hay không thường xuyên không gay nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chảy máu cam với tần suất nhiều lần trong ngày, hãy cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Dưới đây là các nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu cam:

- Không khí khô: Đây là nguyên nhân hàng đầu làm khô màng mũi, tổn hại các mô bên trong và gây chảy máu cam.

- Dị ứng thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi

- Cảm lạnh hoặc các vấn đề về xoang gây khô màng mũi và gây chảy máu cam

- Xì mũi, hắt hơi, ngoáy mũi thường xuyên gây tổn thương và vỡ mao mạch

- Dị vật mắc kẹt trong mũi

- Chất kích thích hóa học

- Chấn thương mũi

- Suy hô hấp cấp, huyết áp cao, rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu

- Ung thư

4.2. Đối tượng thường chảy máu cam

Tình trạng chảy máu cam khá phổ biến và có thể xuất hiện ở hầu hết mọi. Bất cứ ai cũng có thể bị chảy máu mũi, nhưng chúng thường gây ảnh hưởng lớn đối với các đối tượng sau:

- Trẻ em từ hai đến 10 tuổi

- Người cao tuổi

- Phụ nữ mang thai

- Những người thường xuyên sử dụng aspirin, thuốc chống đông máu

- Người bị rối loạn đông máu

- Người mắc bệnh ung thư

- Người suy nhược cơ thể, làm việc quá sức

- Người bị huyết áp cao (tăng huyết áp).

5. Phương pháp điều trị tình trạng chảy máu cam

Hầu hết người bị chảy máu cam không cần chăm sóc y tế, chỉ cần bạn ngửa cổ lên cao và bịt mũi lại trong vài giây, máu sẽ ngừng chảy. Tuy nhiên, nếu máu tiếp tục chảy kéo dài hơn 20 phút hoặc chảy do chấn thương, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế ở gần nhất.

Cách điều trị chảy máu cam tùy theo từng loại và nguyên nhân gây ra (ngã, tai nạn xe hơi hoặc đấm vào mặt… ) sẽ khác nhau. Chảy máu cam xảy ra sau chấn thương có thể do gãy mũi hoặc chảy máu nội bộ. Do đó tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị và cầm máu phù hợp:

- Chảy máu cam mũi trước:

Đối với những người bị chảy máu cam trước có thể tự cầm máu tại nhà theo cách sau: Dùng tay đóng chặt lỗ mũi trong 10 phút, đầu nghiêng về phía trước và thở bằng miệng. Lưu ý, khi máu chảy không nên nằm xuống bởi hành đồng này sẽ khiến bạn nuốt phải máu và thể gây kích ứng dạ dày. Sau 10 phút, thả tay ra và kiểm tra máy có tiếp tục chảy không. Nếu máu vẫn chảy, tiếp tục lặp lại các động tác trên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một miếng gạc lạnh để băng bó phần sống mũi hoặc sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt để đóng các mạch máu nhỏ. Nếu các cách này không mang lại hiệu quả, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.

- Chảy máu cam mũi sau:

Khi bị chảy máu cam mũi sau, mau có xu hướng chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng. Ở trường hợp này, lượng máu chảy ra khá ít nhưng lại nguy hiểm hơn nhiều so với chảy máu cam mũi trước. Do đó, bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nháp để được chẩn đoán và điều trị.

- Chảy máu cam do dị vật: Tìm đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và loại bỏ dị vật bên trong mũi.

Ảnh 3.

6. Phòng tránh tình trạng chảy máu cam

Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa chảy máu cam:

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giữ không khí ẩm,

- Hạn chế ngoáy mũi, xì mũi

- Hạn chế sử dụng aspirin

- Sử dụng các loại thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi theo hướng dẫn, không nên dùng quá liều sẽ gây khô mũi.

- Sử dụng xịt nước muối hoặc gel để giữ ẩm cho mũi.

- Giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời lạnh

- Tăng cường sức khỏe bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao điều độ.

- Không làm việc quá sức, thức khuya

- Hạn chế sử dụng thuốc lá, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê…

7. Cách ăn uống của người bị chảy máu cam là gì?

7.1. Người bị chảy máu cam nên ăn gì?

Dưới đây là nhóm thực phẩm cần được bổ sung cho người thường xuyên chảy máu cam, suy nhược cơ thể:

- Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, dâu tây, việt quất, cà rốt, khoai lang cà chua… giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành và phục hồi vết thương. Đồng thời, nó còn mang đến tác dụng chống viêm nhiễm, sưng nướu, xuất huyết dưới da hiệu quả.

- Thực phẩm chứa sắt: Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hồng cầu, cung cấp ôxy của tế bào. Giúp hạn chế các tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, đậu nành, đậu xanh, rau dền, hải sản, gan động vật… sẽ giúp bù đắp lại lượng máu thất thoát do chảy máu cam.

- Thực phẩm giàu Kali: Chất vi lượng này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa bệnh tim. Cơ thể thiếu kali sẽ dễ mất nước, suy kiệt sức khỏe khiến các mao mạch mũi dễ bị kích ứng gây chảy máu. Các thực phẩm bổ sung kali bao gồm khoai lang, cà rốt, củ cải, cá hồi, sữa chua, cà chua, dưa hấu…

- Thực phẩm chứa Vitamin K: Đây là nhóm vitamin tham gia vào quá trình đông máu. Do đó, những người bị chảy máu cam nên bổ sung thêm nhờ, trứng, cải xoăn, dầu đậu nành… để giảm nguy cơ xuất huyết kéo dài.

- Thực phẩm giàu Omega 3: Nhóm thực phẩm bao gồm dầu oliu, cá hồi, cá thu, các loại hạt… có phần bổ sung Omega 3 cho cơ thể. Nhờ đó tăng cường độ bền cho mao mạch, hạn chế tình trạng vỡ mao mạch gây chảy máu.

7.2. Người bị chảy máu cam không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm giúp cầm máu, tăng cường hồng cầu và nâng cao khả năng miễn dịch, cũng có những nhóm khiến tình trạng chảy máu cam trở nên trầm trọng hơn. Sau đây là các loại thực phẩm người bị chảy máu mũi không nên ăn:

- Thực phẩm cay nóng: Nhóm thực phẩm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và tăng tần suất chảy máu mũi ở bệnh nhân. Khi có thể nóng, gây nên tình trạng mất nước khiến bề mặt niêm mạc mũi khô hơn, dễ vỡ và chảy máu. Các loại thực phẩm có tính nóng bao gồm mù tạt, ớt, xoài, vải, sầu riêng…

- Thức ăn nhanh: Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và gia vị như xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp… khiến cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch và mất nước. Không chỉ vậy, hàm lượng acid béo trong chúng còn làm chậm quá trình đông máu và phục hồi vết thương.

8. Các câu hỏi thường gặp về tình trạng chảy máu mũi

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến và bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Bởi vậy, không ít người lo lắng khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, máu chảy từ một bên mũi. Họ lo sợ liệu tình trạng này có nguy hiểm và đáng ngại hay không.

8.1. Tình trạng chảy máu mũi có chữa được không?

Về cơ bản, chảy máu mũi là do vùng mao mạch mũi bị tổn thương do tai nạn, kích ứng hoặc vật nhọn đâm vào. Đối với các trường hợp chảy máu mũi trước, bệnh nhân có thể tự cầm máu tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu do tai nạn, dị vật hoặc tần suất chảy máu nhiều cần tìm đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

8.2. Chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Chảy máu mũi là tính trạng phổ biến và hầu hết ai cũng sẽ trải qua. Tùy vào nguyên nhân gây chảy máu mới có thể nhận định nó có nguy hiểm hay không. Nếu máu mũi chảy do thói quen hắt hơi, ngoáy mũi hay khí hậu, bệnh nhân có thể tự hồi phục mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp chảy máu mũi sau do tai nạn hoặc suy nhược cơ thể lại phức tạp hơn rất nhiều. Bởi đây có thể dấu hiệu cho biết bạn mắc bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Do đó, nếu cảm thấy những biểu hiện bất thường kèm theo hiện tượng chảy máu cam thường xuyên, bạn nên tìm đến trung tâm ý tế để kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

photo-5

Hướng dẫn cách cầm máu tại chỗ nhanh chóng

Tình trạng chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như không khí khô, thói quen gãi hoặc ngoáy mũi nhiều lần… Nhìn chung, nó không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu bạn không thể cầm máu hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, để phòng tránh tình trạng này, bạn nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, hạn chế ngoáy mũi, tránh xa thuốc lá hoặc các nguy cơ gây tổn thương mao mạch mũi khác.

Tác giả: Lê Thọ Hưng