Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Điều trị nôn trớ ở trẻ như thế nào, muốn hiệu quả thì phải bắt đầu từ những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân là gì? Tìm hiểu ngay!

1. Ăn quá nhiều là nguyên nhân gây nôn trớ hàng đầu ở trẻ sơ sinh

Lượng sữa mà trẻ nạp vào có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Do khoang miệng của trẻ còn rất nhỏ và yếu nên nếu mẹ cho con ăn nhanh, ăn quá nhiều, bé sẽ ngay lập tức phản ứng bằng việc nôn trớ sữa ra ngoài do đường hô hấp bị cản trở.

Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, khác với cấu tạo của người trưởng thành nên trẻ cũng rất dễ bị nôn trớ do nguyên nhân ăn quá nhiều sữa, nằm ngửa ngay sau khi ăn.

Thậm chí nếu bình bú của trẻ không được thiết kế phù hợp, lỗ đục quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều sức hơn để hút cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Ảnh 2.

Ăn quá nhiều là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh hàng đầu (Ảnh: Internet)

2. Nôn do nhân tố truyền nhiễm

Nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. 

Vi khuẩn tấn công đường ruột hay bất kì cơ quan nào trên cơ thể bé cũng gây ra những phản ứng dẫn đến nôn trớ vì trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài và sức đề kháng còn kém.

3. Hiện tượng nôn sinh lí

Ảnh 3.

Nôn sinh lí là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ (Ảnh: Internet)

Nôn sinh lí là hiện tượng gây ra do đặc tính sinh lí cơ thể của trẻ. Trẻ sơ sinh có thực quản ngắn, dạ dày nằm ngang nên quá trình tiếp nhận thức ăn phải diễn ra từ từ. 

Nếu mẹ cho bé bú sữa quá nhanh hoặc bé nuốt phải nhiều không khí trong quá tình bú cũng gây ra hiện tượng nôn trớ.

4. Trẻ nôn do nuốt nước ối

Trong quá trình sinh nở, rất nhiều trẻ nuốt phải nước ối trong bụng mẹ nên ngay sau khi sinh, trẻ có thể nôn trớ ra dịch bọt nhầy. 

Trong trường hợp này, mẹ không nên cho trẻ bú ngay mà phải đợi khi trẻ ổn định trở lại để tránh trường hợp trẻ tiếp tục trớ sữa ra ngoài.

5. Táo bón gây nôn trớ

Táo bón khiến trẻ không đào thải được cặn bã ra ngoài, nếu tiếp tục nạp thức ăn vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, nôn trớ. 

Ảnh 4.

Táo bón làm cho trẻ không thải được các chất cặn bã ra ngoài (Ảnh: Internet)

Với trường hợp này, bố mẹ hãy xử lí bằng cách trị táo bón cho con và hiện tượng nôn trớ sẽ biến mất.

6. Trẻ bị phản ứng thuốc

Thuốc là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất dễ hiểu vì vị đắng của thuốc luôn khiến các bé phản ứng ngay lập tức bằng việc nôn trớ. Vì vậy, bố mẹ hãy bình tĩnh cho con uống thuốc từng chút một nhé!

Ảnh 5.

Cho trẻ uống thuốc từng chút một để hạn chế nôn trớ (Ảnh: Internet)

7. Xuất huyết gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nếu dịch nôn của trẻ có màu nâu hoặc đỏ tươi thì rất có thể nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do xuất huyết dạ dày. Khi này, bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời cho con.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên