Nguyên nhân gây đau trong ung thư và phân loại các dạng đau

Nguyên nhân gây đau trong ung thư và phân loại các dạng đau
Đau trong ung thư là một vấn đề thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Đau trong ung thư thường xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn. Việc xác định căn nguyên của cơn đau giúp việc điều trị và giảm đau hiệu quả hơn.

Mắc bệnh ung thư, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau, có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào giai đoạn mà bạn đang trải qua. Đau trong ung thư là một vấn đề quan trọng cần có cách điều trị và giảm thiểu những cơn đau này.

Việc giảm đau trong ung thư rất quan trọng quyết định đến quá trình điều trị bệnh. Đau đớn sẽ làm người bệnh suy sụp tinh thần một cách toàn diện: ảnh hưởng đến trải nghiệm cuộc sống của bệnh nhân, thể lực, dinh dưỡng, ăn không ngon, mất ngủ và khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Chính vì những lý do này mà việc giảm đau trong ung thư luôn được các bác sĩ nhấn mạnh và là một trong những vấn đề chú trọng hàng đầu trong điều trị. 

1. Nguyên nhân gây đau trong ung thư

Cơn đau thường sẽ ít xuất hiện nếu người bệnh đang ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. 

Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.

Đau trong ung thư có thể do

- Đau do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 – 80 %).

- Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất (15-19%).

- Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết...

- Đôi khi đau không phải do bệnh ung thư mà lại đau ở một số bộ phận cơ thể. 

Việc dùng thuốc giảm đau hay các phương pháp giảm đau khác như hóa xạ trị giảm đau, vật lý trị liệu...do các bác sĩ quyết định tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người bệnh

2. Phân loại các dạng đau trong ung thư

Đau trong ung thư bao gồm 3 loại:

- Đau thực thể

- Đau các cơ quan nội tạng

- Đau do căn nguyên thần kinh

Tùy thuộc vào dạng đau mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp giảm đau khác nhau. 

2.1. Đau thực thể

Đau thực thể là cách gọi để chỉ những cơn đau do khối u chèn ép, xâm lấn tại chỗ hoặc di căn bên ngoài bộ phận bị ung thư. 

Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các thụ cảm thể áp lực, đồng thời gây chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn. 

Người bệnh khi đau thực thể có thể gặp những cơn đau bất chợt, hoặc đau mãn tính, đau ẩm ỉ đôi khi đau dữ dội.

Thường bệnh nhân cảm thấy đau tức với cường độ khác nhau, các mô kề cận bị co cứng và đau thường tăng khi bị đè nén hoặc khi vận động. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân không cảm thấy đau. 

2.2. Đau nội tạng

Các cơ quan nội tạng như phổi, gan, nhu mô của thận không có cảm thụ đau, bởi vậy người bệnh không có biểu hiện đau mặc dù bị tổn thương nặng và rộng lớn do ung thư, trừ khi các khối u ảnh hưởng đến các cấu trúc ống hoặc các tổ chức lân cận của các cơ quan này. 

Các cơn đau nội tạng thường lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật, khiến người bệnh cảm thấy mơ hồ, không xác định được nguồn gốc và vị trí đau cụ thể. 

Về bệnh học, đau tạng phủ thường là sự tổng hợp của những nguyên nhân sau: bế tắc (căng và phù), thiếu oxy dẫn đến sự tăng nồng độ của acid cùng với phản ứng viêm do các tổn thương của ung thư gây ra. 

Các yếu tố này kích thích các cảm thụ quan ở vỏ bọc và các tổ chức lân cận dẫn đến đau. Một số cơ quan như đại tràng thường nhạy cảm với các căng cứng và viêm, dẫn đến đau, nhưng lại vô cảm, không báo đau khi bị bỏng hoặc rách.

2.3. Đau do căn nguyên thần kinh

Một số bệnh ung thư khởi phát tại vùng đầu như u não có thể gây chèn ép và đau đớn dữ dội ở hệ thần kinh trung ương. Còn ở thần kinh ngoại vi, đau có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u, cũng như tác dụng độc hại của hóa và xạ trị liệu.

Nhận biết cơn đau trong ung thư do căn nguyên thần kinh:

- Cơn đau đột ngột

- Đau kèm cảm giác bỏng buốt đôi khi buốt như bị đâm

- Hình thành một số vùng nhạy cạm, chạm nhẹ cũng thấy đau

Để giảm đau trong ung thư, các bác sĩ thường căn cứ vào loại ung thư mà bệnh nhân đang gặp phải, không phải bệnh ung thư nào cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau giống nhau do vậy cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/



logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường