Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là từ đâu?

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là từ đâu?
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng như một số cách phòng ngừa chủ động để bố mẹ có thể áp dụng, giúp bé tránh được căn bệnh nhiều phiền toái này.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu năm đến nay đã có khoảng trên 100 em nhỏ mắc bệnh tay chân miệng được điều trị tại đây. Hầu như ngày nào cũng có trẻ nhập viện và số lượng tăng cao trong những tháng mùa hè.

2 loại virus gây bệnh chính là Coxsackievirut A16 và Enteroviruts 71. Tay chân miệng được xác định là bệnh virus cấp tính. 2 loại virus trên có khả năng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh.

Ảnh 2.

Bệnh tay chân miệng là bệnh virus cấp tính (Ảnh: Internet)

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi để bệnh phát triển và dễ lây lan thành dịch nếu không có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn đúng cách. Với căn bệnh này, rất nhiều bố mẹ vẫn còn chưa biết rõ tại sao trẻ lại mắc bệnh, làm thế nào để phòng ngừa.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng như một số cách phòng ngừa chủ động để bố mẹ có thể áp dụng, giúp bé tránh được căn bệnh nhiều phiền toái này.

1. Những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Qua tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh

Đây là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em trực tiếp và phổ biến nhất. 

Trẻ bị bệnh thường ho, hắt hơi, những hạt nước bọt li ti văng ra xung quanh. Nếu trẻ không bệnh vô tình tiếp xúc với những dịch tiết li ti trong không khí đó cũng hoàn toàn có nguy cơ bị bệnh lập tức. Hoặc khi 2 đưa trẻ chơi cùng nhau, chúng rất dễ tiếp xúc vào những dịch tiết cơ thể của nhau và lây bệnh.

Ảnh 3.

Bệnh có thể lây trực tiếp khi trẻ tiếp xúc với nhau (Ảnh: Internet)

- Do trẻ cầm nắm đồ chơi, bò dưới sàn nhà có dính nước bọt, dịch tiết của trẻ bệnh

Trẻ em thường có thói quen cho đồ chơi vào miệng, và nếu vô tình cho những món đồ chơi có nhiễm virus thì đây chính là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ. Nếu bé lăn, bò trong khu vực mà trẻ bệnh đã lăn, bò trước đó, nguy cơ tiếp xúc phải những dịch tiết và mắc bệnh cũng rất cao.

- Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ qua bàn tay người chăm sóc

Người chăm sóc trẻ, bố mẹ đôi khi lại chính là trung gian truyền bệnh nếu không sát khuẩn, vệ sinh thật kĩ chân, tay sau khi chăm sóc trẻ bệnh. 

Nếu trong gia đình có một bé bị tay chân miệng, nguy cơ những bạn nhỏ còn lại cũng bị bệnh là rất cao vì bố mẹ phải liên tục thay bỉm, tã và cho các bé ăn nên không thể tránh được nguy cơ virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa qua con đường này.

Ảnh 4.

Người chăm sóc có thể là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)

Thời gian mà bệnh tay chân miệng thường xảy ra nhất là từ tháng 3-5 và 9-12 hàng năm. Trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng chủ yếu bị bệnh. Bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách và kịp thời sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh biến chứng nặng, thậm chí lấy đi tính mạng của bé.

Hiện nay chưa hề có vaccin phòng chống bệnh tay chân miệng. Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ trên đây, bố mẹ hãy tham khảo ngay những biện pháp phòng ngừa dưới đây để đảm bảo môi trường sống không có virus lây lan và giúp bé ngăn chặn nguy cơ bị bệnh nhé.

2. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động

- Vệ sinh chân tay, vệ sinh cá nhân bố mẹ và cho trẻ sạch sẽ. Luôn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi lăn lê dưới đất. Bố mẹ trước khi nấu ăn cho bé, sau khi thay tã, bỉm cho con cũng phải rửa tay hết sức sạch sẽ.

Ảnh 5.

Hãy luôn rửa tay sạch để ngăn ngừa bệnh (Ảnh: Internet)

- Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ em khác trong các khoảng thời gian dịch đang bùng phát hoặc bố mẹ nghi ngờ trẻ đó có những dấu hiệu bệnh.

- Luôn giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ

- Thường xuyên sát khuẩn dụng cụ ăn uống và đồ chơi của bé

- Nếu bố mẹ thấy bé có những biểu hiện sớm của bệnh như ốm sốt, quấy khóc, xuất hiện những bọng nước nhỏ li ti thì hãy đưa con đến bệnh viện xét nghiệp bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp.


Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên