Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp ở nhiều người khi lo sợ quá mức trước tình huống vô lý hoặc kéo dài nào đó. Đây là bệnh thường xuyên bị nhầm lẫn với hội chứng trầm cảm.

1. Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Lo âu là một trong những cảm xúc thường thấy của con người trong cuộc sống, tuy nhiên tình trạng này kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn có thể gây ra bệnh rối loạn lo âu. 

Hội chứng rối loạn lo âu hay còn được gọi là anxiety disorder là hội chứng đặc trưng bởi những cảm xúc lo lắng thái quá, thường xuyên căng thẳng không rõ lý do. Những cảm xúc này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, sinh hoạt của người bệnh. 

Bệnh rối loạn lo âu thường bao gồm các loại như rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu đặc hiệu và rối loạn lo âu phân ly. Một người có thể mắc cùng lúc nhiều loạn rối loạn lo âu, và bất kể loại nào cũng cần được điều trị ngay khi phát hiện bệnh. 

2. Một số kiểu rối loạn lo âu thường gặp

Hiện nay có một số kiểu rối loạn lo âu như sau:

- Hội chứng sợ nơi, hoàn cảnh: là một dạng rối loạn người bệnh có biểu hiện sợ hãi, lảng tránh những nơi khiến họ cảm thấy bất an, cô đơn.

- Rối loạn lo âu do vấn đề sức khỏe: là loại lo âu và hoảng sợ trước những vấn đề sức khỏe của người bệnh gây ra. 

- Rối loạn lo âu toàn thể: trạng thái lo âu quá mức trước một việc gì đó ngay cả khi đó là việc hoàn toàn thông thường. Đây là loại rối loạn lo âu khó kiểm soát và thường đi kèm với các lo âu khác hoặc trầm cảm.

Ảnh 1.

Bệnh rối loạn lo âu thường bao gồm các loại như rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu đặc hiệu và rối loạn lo âu phân ly (Ảnh: Internet)

- Rối loạn hoảng sợ: là cảm giác lo âu quá mức xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại và lên đến sợ hãi tột cùng trong khoảng một vài phút. Khi gặp trạng thái này người bệnh thường phải trải qua cảm giác hoảng sợ, khó thở, đánh trống ngực, tim đập nhanh. Người bệnh sẽ cố tình tránh né hoặc phải gặp lại cảm giác này mỗi khi có cơn hoảng sợ nào đó xảy đến. 

- Im lặng có chọn lọc: đây là một trong nhữngthất bại của trẻ trong việc phát ra lời nói ở những tình huống nhất định, như là ở trường học, ở nhà. Điều này gây trở ngại cho việc học, sinh hoạt ở nhà hay ngoài xã hội.

- Rối loạn lo âu phân ly: là rối loạn lo âu ở trẻ, điển hình là lo âu quá mức ở những mốc phát triển quan trọng của trẻ hoặc khi trẻ phải cách xa ba mẹ hoặc người thân thiết.

- Hội chứng sợ xã hội: là lo âu sợ hãi ở mức cao, người bệnh cố tránh những hoàn cảnh làm cho bạn lo âu, mất ý thức, lo lắng về những nỗi sợ vô hình.

- Nỗi ám ảnh đặc biệt: là một sự lo âu lớn khi người bệnh tiếp xúc với việc hay tình huống đặc biệt và họ luôn cố tránh gặp phải.

- Rối loạn lo âu gây ra bởi chất: điển hình là các triệu chứng lo âu quá mức gây ra bởi lạm dụng thuốc, tiếp xúc với chất độc.

- Rối loạn lo âu đặc hiệu và rối loạn lo âu không đặc hiệu: là thuật ngữ chỉ sự lo âu mà không thể biết rõ nằm trong rối loạn nào, nhưng dấu hiệu biểu hiện sự đau buồn, suy sụp.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu chính xác đến nay vẫn chưa được làm rõ, các chuyên gia đã cố gắng làm các nghiên cứu để tìm ra tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng. 

Ở một số người, nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu có thể do những sang chấn trong cuộc sống, số khác liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. Nếu bác sĩ nghi ngờ rối loạn là do nguyên nhân nội khoa, người bệnh sẽ được đề nghị làm một số xét nghiệm kiểm tra tìm dấu hiệu triệu chứng.

Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và thường  xuyên căng thẳng.

Các vấn đề sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu như:

+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

+ Hen suyễn

+ Rối loạn nội tiết tố

+ Bệnh xương khớp

+ Bệnh suy giáp hoặc cường giáp

+ Thời kỳ mãn kinh. 

+ U hiếm 

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen 

+ Lạm dụng thuốc 

+ Cai rượu, cai thuốc trầm cảm 

+ Đau mãn tính hoặc hội chứng ruột dễ kích ứng

Chú ý: Sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc an thần, các chất gây nghiện trong một thời gian dài có thể làm bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

4. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu

Các yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển của rối loạn lo âu hiện nay bao gồm:

-k Sang chấn: người phaỉ trải qua việc lạm dụng, các sang chấn tâm lý, hoặc chứng kiến những sang chấn tâm lý sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu. 

- Căng thẳng từ bệnh tật: người có vấn đề về sức khỏe và lo lắng đặc biệt về tình trạng bệnh tật của mình có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn lo âu 

- Căng thẳng tiến triển: từ một sự việc, một căng thẳng nhỏ tiến triển dễ dàng gây rối loạn. 

- Tách biệt bản thân: một số người sống tách biệt, tư duy cá nhân dễ dàng mắc rối loạn lo âu hơn người khác. 

- Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm dễ dẫn đến rối loạn lo âu. 

- Tiền sử gia đình có rối loạn lo âu: yếu tố gen cũng có ảnh hưởng rối loạn lo âu. 

- Thuốc, rượu: lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc hoặc cai rượu, cai thuốc cũng là nguyên nhân làm rối loạn lo âu tệ hơn.

Chú ý: Một người có trên 4 yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Vì vậy, nếu bạn đang có trên 4 yếu tố nguy cơ, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Rối loạn lo âu là bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai, do đó hiểu được nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu giúp chúng ta nắm rõ các tác nhân và từ đó phòng tránh bệnh từ gốc.

Tác giả: Phương Thuận