Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em
Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp vào mùa đông, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên ít ai biết rằng nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ lại xuất phát từ những lý do rất đơn giản.

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng kém khó có thể so sánh với người lớn nên việc thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết ắt cũng không bằng. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ khó chịu. Vì vậy các bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

1. Hệ thống miễn dịch suy yếu

Việc suy yếu hệ thống miễn dịch cũng là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em trong đó bao gồm bệnh cảm lạnh. Đặc biệt với đối tượng còn chưa hoàn thiện về các chức năng cơ thể, chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe như trẻ em thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Bên cạnh đó, một số bệnh mạn tính làm suy yếu hệ miễn dịch, làm trẻ dễ có nguy cơ mắc cảm lạnh.

2. Không khí khô lạnh

Không khí khô và lạnh trong mùa đông là những nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ hàng đầu, bởi đây là điều kiện thuận lợi khiến thành mũi bị khô, kích thích phổi và họng gây ra hiện tượng nhiễm lạnh và ho.

3. Lạm dụng thuốc thông mũi

Có lẽ ít ai ngờ rằng, các loại thuốc xịt mũi chống sung huyết lại là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ, bởi chúng có tác dụng tạm thời, kìm hãm khả năng gây khó chịu đối với người bệnh. Tuy nhiên thực tế nếu lạm dụng thuốc thông mũi lại có thể gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy để an toàn, bạn không nên cho trẻ sử dụng quá 3 ngày và không sử dụng thường xuyên.

4. Dị ứng

Những chất dị ứng trong nhà như bụi, lông động vật, phấn hoa,… đều có thể làm nặng thêm các bệnh dị ứng quanh năm, gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, viêm mũi, nước mũi chảy, ho và đau họng. Có rất nhiều cha mẹ chưa phân biệt được giữa dị ứng và cảm lạnh càng khiến bệnh trở nặng. Mặt khác, tình trạng dị ứng càng kéo dài càng, nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ càng cao

Lưu ý: Nếu các chứng bệnh như chảy nước mũi, ho và đau họng kéo dài hơn một hoặc hai tuần thì rất cơ thể bạn đã bị dị ứng.

5. Tiếp xúc với đối tượng bị bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh có thể lây truyền từ người bị bệnh sang người lành do các hạt nước bọt chứa virus gây bệnh bắn ra ngoài không khí do hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi,… Trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao nhất, nhất là những bé đang đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo đây được xem là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ hàng đầu.

Theo đó nếu trẻ bị bệnh, cha mẹ cần để trẻ ở nhà nghỉ ngơi, điều trị dứt điểm, không đi học trong những ngày này nhằm tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Bên cạnh đó các mẹ cũng tránh cho trẻ đến những nơi đông người nhằm giảm khả năng trẻ tiếp xúc với virus cảm lạnh.

6. Thời tiết

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông. Bởi những yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm,… trong thời tiết này rất thuận lợi để virus cảm cúm phát triển và xâm nhập vào cơ thể mỗi khi có cơ hội.

Ngoài ra trẻ cũng có thể mắc bệnh vào những mùa khác nên cha mẹ cần chú ý các biểu hiện, xác định nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ để có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi trẻ nhiễm virus cảm lạnh. Mặc dù ở mỗi trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, nhưng phần lớn đều xuất hiện hiện tượng: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; hắt xì; viêm họng; ho; sốt nhẹ; đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ; trong người cảm thấy khó chịu.

Khi thấy những hiện tượng này, bạn nên đưa trẻ đến khám các cơ sở y tế để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa cảm lạnh cần được đẩy cao nhất là vào mùa thu và mùa đông.


Tác giả: Phạm Thị Mai