Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối tượng dễ mắc sởi là người chưa có miễn dịch với bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi hoặc người lớn có sức đề kháng yếu.
Virus sởi có khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người với tốc độ khuếch tán rất nhanh trong không khí. Nguyên nhân bệnh sởi lây truyền là qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Người không mắc bệnh hít phải qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm virus.
Nguyên nhân bệnh sởi lây lan là gì? (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh sởi là gì?
Ngoài ra, bệnh còn lây lan khi người tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh (hoặc chăm sóc bệnh nhân sởi) mà không thực hiện rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… và luôn thường trực nguy cơ bùng phát thành dịch. Trong các hộ gia đình, nếu có người mắc bệnh sởi thì nguy cơ lây sang các thành viên khác chưa có miễn dịch là rất cao.
Cần thực hiện tiêm vac-xin để phòng bệnh sởi (Ảnh: Internet)
Như vậy, nguyên nhân bệnh sởi có khả tấn công cơ thể là do người bệnh chưa có miễn dịch do chưa tiêm chủng đầy đủ và chưa mắc bệnh lần nào. Vì vậy, việc thực hiện tiêm chủng phòng bệnh là việc cần thiết và bắt buộc cho trẻ. Việc tiêm vacxin phòng bệnh sởi thường được chia làm 2 mũi, mũi đầu tiên khi trẻ từ 9-12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Tiêm vac-xin phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi. Ngoài ra, việc phòng bệnh cần được chủ động thực hiện bằng các biện pháp sau:
- Thực hiện cách ly trẻ mắc bệnh với trẻ lành càng sớm càng tốt.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đúng cách.
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng lây nhiễm bệnh sởi (Ảnh: Internet)
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh.
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lí.
- Hạn chế tối đa dụi mắt, mũi hoặc đưa tay, đưa đồ chơi vào miệng.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, khu vực vệ sinh; thường xuyên lau nhà, bàn, ghế, cầu thang, đồ chơi bằng xà phòng hoặc các loại chất tẩy rửa an toàn.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống để loại bỏ mầm bệnh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh sởi như: sốt cao trên 39 độ liên tục trong 2 ngày, ho dai dẳng, chảy mũi, đau đầu,... hoặc xuất hiện phát ban sau 4-5 ngày sốt, nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị và cách ly kịp thời.
Theo Vnexpress