Mới đây, một bệnh nhân nam 70 tuổi (Ý Yên, Nam Định) nhập viện để điều trị áp xe gan do nhiễm sán lá gan.
Bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng sốt cao, vùng gan đau nhức, rét run. Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhân bị áp xe gan không rõ nguyên nhân.
Sau khi tiến hành thêm các xét nghiệm, men gan và các sắc tố mật trong máu (bilirubin) đều tăng cao. Bác sĩ điều trị cho rằng người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng vì thói quen hay ăn nem chua, rau sống, gỏi sống,…Đây cũng là nguyên nhân áp xe gan xuất hiện trên nhiều bệnh nhân khác. Các kết quả xét nghiệm huyết thanh sau đó đều khẳng định bệnh nhân đã dương tính với sán lá gan.
Nguyên nhân áp xe gan có thể vì ăn nem chua, gỏi sống (Ảnh: Internet)
Tình trạng của bệnh nhân trên không phải hiếm gặp hiện nay. Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ cho biết số lượng các bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, nhất là sán lá gan, giun lươn khá nhiều. Có bệnh nhân tới khoa khám bệnh khi cơ thể đã kiệt quệ, tiêu chảy kéo dài rất nặng, nhiễm khuẩn huyết mà không biết nguyên nhân. Riêng với giun lươn, chỉ trong 4 tháng qua, khoa đã tiếp nhận gần 100 bệnh nhân với nhiều biểu hiện bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa, phổi và ổ bụng.
Gần đây, bệnh viện còn điều trị một số ca mắc viêm màng não do giun đũa gây nên. Khi tới thăm khám, tình trạng bệnh của người bệnh đã rất nặng và đều không nắm được căn nguyên. Dẫu vậy, vì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng không cao nên nhiều bác sĩ tuyến dưới và kể cả tuyến Trung ương đều dễ dàng bỏ qua các bệnh lý.
Để phòng ngừa và chữa trị tình trạng này, bác sĩ khuyên mọi người trong trường hợp được chẩn đoán viêm màng não hoặc các bệnh chưa rõ căn nguyên, bạn cần xem lại các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mình. Nếu xuất hiện các bệnh lý tiêu chảy kéo dài, các nguyên nhân áp xe gan tồn tại thì bạn nên sàng lọc để chẩn đoán và điều trị chính xác.
Với các bệnh do ký sinh trùng gây nên, việc sử dụng kháng sinh không hề có tác dụng. Trái lại, nó còn khiến xảy ra tình trạng kháng thuốc và gây tốn kém cho bệnh nhân. Vậy nên, cách đơn giản nhất để bạn phòng bệnh ký sinh trùng là ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân và tẩy giun sáng định kỳ 12 tháng/lần. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc gần gũi với các vật nuối và vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm,… Khi nghi ngờ bị nhiễm sán lá gan, bạn phải đến cơ sở khám chữa bệnh ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tốt nhất, bản thân chúng ta luôn cần chủ động phát hiện và điều trị sớm trước khi quá muộn.
Tổng hợp