Nguy cơ ung thư thứ 2 sau ung thư xương

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Nguy cơ ung thư thứ 2 sau ung thư xương
Những người sống sót sau ung thư xương có thể bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề sức khỏe, nhưng thường thì mối quan tâm lớn nhất của họ là lại phải đối mặt với bệnh ung thư khác. Nếu sau điều trị mà xuất hiện 1 loại ung thư mới phát triển, đây được gọi là ung thư thứ 2 sau ung thư xương.

1. Nguy cơ ung thư thứ 2 sau ung thư xương

Kết thúc điều trị ung thư không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh ung thư khác, ngay cả khi đã sống sót sau lần đầu tiên. Những người đã từng bị ung thư xương vẫn có thể mắc các loại ung thư khác giống như những người khác mắc phải. Nếu ung thư xương quay trở lại sau khi điều trị, nó được gọi là tái phát . Nếu phát triển một loại ung thư mới sau khi điều trị thì được gọi là ung thư thứ 2.

Không phải lúc nào cũng rõ nguyên nhân gây ung thư thứ hai. Một số dường như được gây ra bởi những yếu tố nguy cơ tương tự gây ra bệnh ung thư đầu tiên.  Một số khác có thể được gây ra bởi ảnh hưởng từ quá trình điều trị ung thư. Trên thực tế, một số loại ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thứ hai.

Sau khi điều trị thành công ung thư xương, bệnh nhân vẫn có nguy cơ mắc ung thư xương hoặc khớp khác (điều này khác với ung thư tái phát).

Đôi khi đây là loại ung thư giống như khối u ung thư ban đầu, nhưng nó có thể là một loại khác, hoặc ở vị trí khác. Ví dụ, một người đã bị sarcom sụn, có thể bị u xương ác tính (Osteosarcom). Sarcoma các mô mềm cũng được phát hiện thường xuyên hơn dự kiến sau khi bị ung thư xương hoặc khớp.

Những người sống sót sau ung thư xương và khớp cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư thứ 2 như:

- Ung thư phổi.

- Ung thư thực quản.

- Ung thư dạ dày.

- Ung thư đại trực tràng.

- Ung thư gan.

- Ung thư tuyến tụy. 

Ngoài ra, những người từng bị ung thư xương cũng có nguy cơ mắc các bệnh bạch cầu tủy cấp tính do ảnh hưởng từ việc điều trị ung thư xương bằng hóa trị. Các tác nhân kiềm hóa là các loại thuốc hóa học can thiệp vào DNA của tế bào theo một cách nhất định.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu bắt đầu tăng khoảng 2 năm sau khi điều trị bằng các tác nhân kiềm hóa, trở nên cao nhất sau 5 đến 10 năm, và sau đó giảm dần.

2. Làm sao để giảm nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư xương

Một số người nghĩ rằng, nếu họ bị ung thư xương, họ sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh khác. Nhưng điều đáng tiếc là họ vẫn có những rủi ro tương tự, thậm chí là rủi ro hơn so với những đối tượng khác.

Điều quan trọng là những người bị ung thư phải hiểu những rủi ro của họ là gì. Nếu bạn bị ung thư xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về những bệnh ung thư khác có thể có liên quan. Hỏi xem có những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh ng thư thứ 2, hoặc nếu có các xét nghiệm sàng lọc, bạn nên tìm ung thư sớm.

Nếu bạn đã hoàn thành điều trị ung thư xương, hãy tái khám đúng hẹn. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề mới, bởi vì chúng có thể được gây ra bởi ung thư tái phát, do 1 bệnh mới hoặc do bệnh ung thư thứ 2.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư xương, mọi người cần:

- Duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn.

- Áp dụng lối sống năng động và khoa học.

- Ăn uống lành mạnh , chú trọng vào thực phẩm sạch và đầy đủ dinh dưỡng.

- Hạn chế tiêu thụ rượu, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

- Tất cả những người sống sót sau ung thư nên tránh xa các sản phẩm thuốc lá . Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư và có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thứ hai sau ung thư xương.

Bài gốc: https://www.cancer.org/cancer/bone-cancer/after-treatment/second-cancers.html


Tác giả: Mai Nhung