Nguy cơ ung thư buồng trứng tái phát cao đến 90% và đây là những dấu hiệu cần cảnh giác

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Nguy cơ ung thư buồng trứng tái phát cao đến 90% và đây là những dấu hiệu cần cảnh giác
Ung thư buồng trứng có thể tái phát sau điều trị với tỷ lệ lên đến 90%. Chính vì vậy sau điều trị, người bệnh và người thân cần có kế hoạch theo dõi điều trị và thăm khám định kỳ phòng ngừa ung thư buồng trứng tái phát

Theo thống kê, có tới 70 - 90% số ca bệnh bị tái phát sau hỗ trợ điều trị, do vậy người bệnh không nên chủ quan mà càng phải có kế hoạch theo dõi và tái khám thường xuyên nhằm phòng tránh ung thư buồng trứng tái phát. 

Thông thường, sau khoảng 3 năm điều trị bệnh, nguy cơ ung thư buồng trứng tái phát là rất lớn. Nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng bệnh tái phát nhiều lần hoặc đối mặt với các cuộc hỗ trợ điều trị nhằm giảm thiểu nguy cơ và kiểm soát bệnh tốt nhất. 

Sau điều trị, người bệnh ngoài việc kết hợp tập luyện và ăn uống đúng cách nhằm cải thiện sức khỏe, bệnh nhân cũng nên chú ý quan sát một số dấu hiệu nhằm phát hiện sớm ung thư buồng trứng tái phát. Một số dấu hiệu cảnh báo như sau:

1. Phát hiện ung thư buồng trứng tái phát nhờ nồng độ CA-125 

Việc nồng độ CA-125 tăng bất thường là dấu hiệu rất đáng lo ngại. Nó là biểu hiện cho thấy, có 1 khối u buồng trứng nào đó đã hoặc sắp tái phát ở bệnh nhân. Do vậy bệnh nhân cần xét nghiệm nồng độ CA-125 thường xuyên bằng cách khám sức khỏe hoặc CT scan để giúp phát hiện ung thư buồng trứng tái phát kịp thời nhất.

Tuy nhiên cũng sẽ có một vài trường hợp CA-125 tăng đột ngột và chỉ mang tính tạm thời, có thể giảm sau một thời gian nhất định. 

2. Cảm thấy khó chịu ở bụng

Nếu bệnh nhân sau điều trị cảm thấy đầy hơi, tức bụng, khó chịu ở vùng bụng thì hãy chú ý đến nguy cơ ung thư buồng trứng tái phát. Ngoài ra nếu cảm thấy rối loạn tiêu hóa, khó tiêu dai dẳng, có vấn đề trong việc tiểu tiện như thay đổi thói quen đi tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu gấp; ăn mất ngon, nhanh bị no bụng thì nên đi khám để phát hiện sớm ung thư buồng trứng tái phát. 

Bệnh nhân sau 1 thời gian hỗ trợ điều trị ung thư buồng trứng, nếu cảm thấy đầy hơi hay khó chịu tại vùng bụng thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tái phát là rất cao. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy: Khó tiêu dai dẳng, khả năng tiểu tiện biến đổi, đái buốt hay tiểu gấp… Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm giác ăn không ngon, no sớm.

3. Cảm giác đau

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu mắc ung thư buồng trứng tái phát, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau tại:

– Đau vùng chậu

– Cảm giác khó chịu

– Đau lưng và đau khi quan hệ tình dục

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

– Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược

– Buồn nôn, nôn.

– Chảy máu âm đạo bất thường

– Tiêu chảy, táo bón

Các triệu chứng bên trên cũng có thể là dấu hiệu khối u ung thư buồng trứng có nguy cơ di căn sang các bộ phận khác như não, xương, gan...

Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể vì sao ung thư buồng trứng lại có thể tái phát sau điều trị, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng và luyện tập khoa học có thể đầy lùi nguy cơ ung thư buồng trứng tái phát. 

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Nhìn chung, ung thư buồng trứng tái phát thường có cơ hội chữa khỏi rất thấp, tuy nhiên bệnh nhân có thể được dùng hóa chất nhằm kéo dài sự sống. Hiện nay, hóa trị là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư buồng trứng tái phát, có kết quả tích cực trong việc cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân. 

Trường hợp ung thư tái phát xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ điều trị ban đầu, khối u có tính kháng thuốc chứa platin. Ngược lại, nếu tái phát sau 6 tháng sẽ được coi là nhạy cảm với platin. Ở trường hợp đầu tiên, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân không phẫu thuật. 

Thay vào đó là kết hợp các loại thuốc hóa trị khác nhau để điều trị. Trường hợp sau đồng nghĩa với việc bệnh đáp ứng thuốc ban đầu tốt nên những loại thuốc này sẽ tiếp tục để sử dụng. Phẫu thuật sẽ được chỉ định để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt.

Ngoài thuốc hóa trị, thuốc điều trị nội tiết tố cũng có thể được chỉ định nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Để phòng ngừa ung thư thư buồng trứng tái phát, bệnh nhân sau điều trị nên chú ý:

- Không chủ quan với kết quả điều trị

- Tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, không ăn uống tùy tiện, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất

- Tuyệt đối không uống rượu bia và tránh xa thuốc lá

- Tập luyện hàng ngày: Bệnh nhân có thể tập yoga, đi bộ, hoặc chơi các môn thể thao yêu thích để kích thích sản sinh các tế bào mới, đào thải các chất độc tố bên trong cơ thể. 


Tác giả: TMH