Nguy cơ thoái hoá cột sống do chấn thuơng và cách giảm thiểu

Nguy cơ thoái hoá cột sống do chấn thuơng và cách giảm thiểu
Các chấn thương cột sống không được điều trị dứt điểm làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống. Việc chủ quan trong vấn đề điều trị có thể mang đến những hệ luỵ về sau.

Thoái hoá cột sống là bệnh lý thường gặp về xương khớp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Bệnh có xu hướng tăng lên trong giới trẻ do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến di chứng của các chấn thương làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống. Cùng tìm hiểu cách phòng tránh để giảm thiếu nguy cơ thoái hoá cột sống  do chấn thương cột sống trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguy cơ thoái hoá cột sống do chấn thương gây ra

Các chấn thương cột sống thường đến từ lao động, tai nạn hoặc các hoạt động thể thao. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại các di chứng về sau cho xương khớp. Chấn thương có thể khiến xương khớp bị tổn thương và làm quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn, làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống sớm.

Đối với các chấn thương nặng, cột sống có thể bị biến dạng và suy giảm khả năng chịu lực. Việc vận động mạnh khi cột sống chưa hoàn toàn bình phục cũng khiến tình trạng trầm trọng hơn. Thoái hoá cột sống sẽ có chuyển biến nặng hơn qua thời gian, khi cơ thể bắt đầu lão hoá. Do đó việc thăm khám sớm khi gặp thương tổn giúp kiểm soát tình trạng và giảm nguy cơ thoái hoá cột sống bởi chấn thương.

2. Các hoạt động dễ gây chấn thương

Các chấn thương liên quan đến xương khớp thường có khả năng để lại di chứng rất cao. Trong cuộc sống, bạn vẫn thường gặp các chấn thương cột sống do những hoạt động sau:

Tập luyện thể thao: Việc tập luyện không đúng cách và với cường độ cao có thể gây ra các tổn thương cột sống. Các vùng tổn thương có thể là: cổ, vai, gáy, thắt lưng… Đây là những điểm có nguy cơ thoái hoá cột sống cao nhất. Các bài tập nặng làm tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Do đó nên tránh các bài tập quá sức và không nên tập khi đang điều trị chấn thương.

Do lao động hàng ngày: Người lao động nặng có nguy cơ thoái hóa cột sống cao do dễ gặp các chấn thương liên quan đến xương khớp. Công việc vất vả, thường xuyên phải tì đè vật nặng lên các vùng xương khớp gây áp lực lớn đến hệ cơ xương, làm chậm quá trình hồi phục khi gặp chấn thương. Việc lao động nặng liên tục cũng khiến quá trình thoái hoá cột sống nhanh và khó điều trị hơn.

Các tai nạn ngoài ý muốn: Các tai nạn như trượt ngã hay té xe gây tổn thương xương khớp không hề hiếm gặp. Đặc điểm chung là va chạm mạnh, bề mặt tiếp xúc khi ngã thường dày và cứng. Nếu điểm xúc là cột sống sẽ gây chấn động rất lớn và tổn thương nghiêm trọng. Phần cột sống bị va chạm sẽ yếu hơn và làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống. Do đó cần có phương án theo dõi và điều trị kịp thời khi xảy ra các tai nạn.

3. Giảm thiểu nguy cơ thoái hoá cột sống do chấn thương

Xảy ra chấn thương là điều hoàn toàn ngoài ý muốn và rất khó để phòng tránh. Tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu được nguy cơ thoái hoá cột sống do chấn thương bằng các lưu ý sau đây:

- Thăm khám ngay khi có các chấn thương liên quan đến cột sống. Đặc biệt là phần cột sống và cột sống thắt lưng.

- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiên trì điều trị cho đến khi hồi phục.

- Tránh để tái phát các chấn thương.

- Xây dựng thời gian biểu tập luyện thể thao hợp lý. Tránh tập nặng và quá sức khi đang có các cơn đau liên quan đến cột sống.

- Thường xuyên theo dõi các chấn thương cũ.

- Kiểm tra định kỳ sức khoẻ tổng quát nói chung và sức khoẻ xương khớp nói riêng.

- Kết hợp vật lý trị liệu với chế độ ăn uống khoa học.

Các chấn thương tưởng chừng nhẹ vẫn có thể làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống. Chấn thương khó có thể phòng tránh nhưng thoái hoá cột sống do chấn thương thì hoàn toàn có thể. Đừng chủ quan mà hãy ý thức chăm sóc cho sức khoẻ để tránh các di chứng không đáng có.


Tác giả: Thùy Dung