Các nguyên nhân gây trầm cảm gồm 3 nhóm:
- Trầm cảm nội sinh
- Trầm cảm do stress
- Trầm cảm do các bệnh rối loạn nội tiết, rối loạn hệ thần kinh…
Đối với phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh trầm cảm và có nguy cơ sảy thai vì bệnh trầm cảm. Theo một số nghiên cứu có khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này.
Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm trong thai kì không dễ phát hiện, nhiều khi dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai. Một số dấu hiệu thường gặp:
- Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
- Tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng.
- Hay khóc, khóc không cần lý do.
- Dường như kiệt sức, không muốn vận động, lười vận động.
- Hoặc thèm ăn hoặc không muốn ăn gì.
- Vô cảm với mọi thứ xung quanh.
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng với bất kỳ điều gì.
Bà bầu thường bị thay đổi cả tâm sinh lý khi mang thai (Ảnh: Internet)
- Khó tập trung, hay quên.
- Tự tin, ngại giao tiếp, tự bó hẹp bản thân với thế giới bên ngoài.
- Hoặc khó ngủ hoặc ngủ li bì.
Mang thai là giai đoạn khó khăn đối với mẹ bầu, khó cả về mặt thể chất lẫn mặt tinh thần, tâm trạng. Tâm trạng dễ xúc động, thay đổi thất thường là do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi nội tiết tố nữ.
Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (<12 tuần) và xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Sự phức tạp trong mối quan hệ hằng ngày (quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình nhà chồng…).
- Mang thai ngoài ý muốn.
- Tiền sử mang thai khó khăn (vô sinh, sảy thai liên tiếp,...).
- Vấn đề tài chính khó khăn.
-Bản thân hoặc gia đình có người dã từng mắc bệnh trầm cảm.
Đọc thêm:
- Top 16 thức uống lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, nguy cơ sảy thai vì bệnh trầm cảm là rất cao. Trầm cảm khi mang bầu là vô cùng nguy hiểm.
Nguy cơ sảy thai vì bệnh trầm cảm là rất cao (Ảnh: Internet)
Ngoài mang lại hậu quả không tốt cho bà bầu, trầm cảm trong thai kỳ còn gây tổn hại đến thai nhi như sảy thai, sinh non, để con nhẹ cân, thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh, có thể em bé sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, mắc rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.
Đối với thai phụ mắc bệnh trầm cảm mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra những hành vi tiêu cực như tự làm đau chính mình, phá bỏ thai thậm chí là tự sát.
Điều trị trầm cảm trong thai kì là quá trình lâu dài và khó khăn, cần phải có sự kết hợp giữa các y bác sĩ, các chuyên gia tâm lý và người thân trong gia đình. Sản phụ nếu mắc bệnh, cần được gặp và nghe tư vấn của các đội ngũ chuyên gia để nhận biết được tác hại của trầm cảm đến sức khỏe của bản thân và em bé, qua đó có cách điều trị thích hợp.
Đối với bệnh thể nhẹ, phương pháp điều trị là phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lí, điều chỉnh hành vi, lối sống, thư giãn. Đối với bệnh thể nặng phương pháp điều trị là sử dụng biện pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc chống trầm cảm.
Trong quá trình mang thai, sản phụ cần phải nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương hết mực của gia đình và xã hội. Những tác động tiêu cực về tinh thần rất dễ khiến sản phụ mất cân bằng cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
Trong quá trình mang thai, sản phụ cần nhận được sự yêu thương, chăm sóc đúng mực (ảnh Internet).
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé thì một điều quan trọng là chính bản thân người mẹ phải tự nhận biết được cảm xúc của mình thông qua đó tự điều chỉnh và cân bằng lại cảm xúc cho phù hợp.
Hãy luôn vui vẻ, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kì, mẹ nhé!