Theo báo cáo của Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cả nước có 171 ca bệnh liên cầu khuẩn lợi, trong đó 14 người tử vong. Bệnh gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis lây truyền từ động vật qua người. Bệnh thường xảy hầu hết các loài động vật máu nóng đặc biệt là lợn.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng tăng mạnh vào cuối năm do các gia đình thường có thói quen ăn tiết canh lợn cho may mắn. Do đó, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo người dân phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn trong dịp Tết nguyên Đán.
Thông thường, một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất ba tuần. Người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến hai tháng, chi phí hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi hoặc để lại những biến chứng nặng nề.
Streptococcus suis phát trong môi trường rác thải hay phân, là một liên cầu có hình ô van hay hình bầu dục. Cầu khuẩn lợn cư trú trong đường hô hấp, tiêu hóa hay đường sinh dục của động vật.Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng rất cao khoảng 60-100% trong một đàn lợn.
Ảnh: Internet
Con đường lây truyền từ lợn sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết vết thương trên da hay qua đường ăn uống.
Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt heo thiếu an toàn, có khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn có ăn tiết canh lợn , những ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống hoặc tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh theo các cuộc thống kê. Tiết canh lợn là nơi chứa nhiều vi khuẩn liên cầu lợn nên lây nhiễm rất nhanh, trong vòng 16 giờ sau khi ăn là đã có thể phát bệnh.
Khi bị lây nhiễm liên cầu khuẩn từ lợn, người bệnh sẽ bị sốt cao từ 40-41 độ C, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ù tai, cứng gáy cổ và xuất huyết hoại tử ở da, thậm chí rối loạn tri thức. Ngoài ra bệnh còn gây tiêu chảy, khó thở và cảm thấy lạnh run người.
Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể tụt huyết áp, truỵ mạch, sốc nhiễm độc, đông máu, suy hô hấp … gây hôn mê thậm chí tử vong.
Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh còn bị nhiễm trùng máu gây choáng để lại di chứng nặng nề với khoảng 20% điếc hoàn toàn không hồi phục, 60% còn lại bị ù tai suy giảm thính lực. Tỉ lệ tử vong nếu điều trị muộn lên đến 7%.
Ảnh: Soha
- Để phòng tránh bệnh, chúng ta cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không ăn tiết canh và các món tái sống, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn đã được kiểm duyệt.
- Khi phát hiện lợn nuôi bị bệnh chết không nên tiếp tục giết mổ lấy thịt mà phải tiến hành tiêu huỷ.
- Đồng thời, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp nếu không có các dụng cụ bảo hộ như bao tay, khẩu trang cần thiết. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
- Quan trọng hơn cả, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.