Nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới

Nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý xảy ra nam giới tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản. Bệnh phát triển tiềm ẩn và là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh.

1. Nguy cơ giãn tĩnh mạch thừng vì sự chủ quan

Giãn tĩnh tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh phía trên tinh hoàn giãn to, dài ra và gây rối bất thường. Bệnh hiếm khi được chẩn đoán trước tuổi đi học do đó tần suất và mức độ nghiêm trọng thay đổi tùy độ tuổi.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm giảm thể tích tinh hoàn, ảnh hưởng tới việc sản tinh dịch nhất ở người trưởng thành trên 18 tuổi nguy cơ gây vô sinh. Nếu phát triển âm thầm và phát hiện muộn sẽ gây đánh mất khả năng làm bố hoàn toàn.

Vì nguy cơ nguy hiểm như bệnh nên các cuộc tầm soát cộng đồng được diễn ra tuy nhiên do tâm lý còn e ngại khám bộ phận sinh dục nên bệnh đa số phát hiện trễ khi xuất hiện những cơn đau vùng bìu. Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo cho nam giới nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ đặc biệt là sức khoẻ sinh sản.

2. Cơ chế gây rối loạn

Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra do van trong tĩnh mạch bị mất hoặc hư hỏng làm máu trong tĩnh mạch không chảy về tim như bình thường mà chảy ngược về chỗ thấp. Hiện tượng cũng có thể xảy ra bởi các tác nhân khác chèn ép tĩnh mạch tinh trên đường lưu thông. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể đi kèm với sự suy giảm kích thước tinh hoàn.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh

Một trong những nguyên nhân chính là do thương tổn bẩm sinh bởi thành tĩnh mạch quá mỏng. Bên cạnh đó những người mặc đồ lót bó sát không thoải mái và thường xuyên ngồi trong một thời gian dài hoặc lao động thể chất nặng nhọc cũng góp phần tác động gây rối loạn mạch thừng tinh vùng bìu.

Một số trường hợp hiếm là do chấn thương thể thao làm vỡ tĩnh mạch thừng.

4. Biểu hiện khi phát bệnh

Trường hợp xảy ra các cơn đau bìu chỉ 2-11 % để phát hiện, thường xảy ra dữ dội hơn khi mặc đồ gò bó, làm việc nặng và đặc biệt là vào chiều tối.

Bệnh nhân thực sự chỉ được phát hiện bệnh khi đi tầm soát sức khoẻ định kỳ, hoặc khi đang có vấn đề về sức khoẻ sinh sản.

5. Biện pháp điều trị

Một số trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn quá to và không gây khó chịu thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng gây đau đớn ảnh hưởng sinh hoạt bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Phương pháp chữa trị đang mang lại kết quả tốt là thắt tĩnh mạch bằng kỹ thuật mổ nội soi. Đa số trường hợp sau mổ sẽ bảo toàn được kích thước tinh hoàn và có khả năng sản xuất tinh trùng ổn định, ổn định chức năng sinh sản.

Tác giả: Huyền Trang