Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không?

Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không?
Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không? Tại sao người trưởng thành vẫn nên tiêm vaccine để phòng bệnh rubella?

Bệnh Rubella do siêu virus Rubella sinh ra, bệnh có tỉ lệ lây lan cao trong cộng đồng: trường học, bệnh viện, nơi công cộng và chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh.

Không chỉ trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao. Thực tế cho thấy tất cả những người chưa được miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, đối với người trưởng thành tuyệt đối không được chủ quan, để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình thì việc chủ động tiêm vaccine Rubella để phòng tránh bệnh là điều cần thiết.

1. Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella?

Theo quy định tiêm chủng của Trung tâm tiêm chủng quốc gia, vaccine sởi được bào chế kết hợp với vaccine phòng quai bị và rubella (hay còn gọi là vaccine 3 trong 1), được chỉ đinh tiêm 1 mũi cho trẻ vào tháng thứ 12 cho đến tháng thứ 15, tiêm nhắc lại một mũi sau 2 - 5 năm.

Phụ nữ có dự định sinh con cũng được khuyến khích tiêm dự phòng sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai 3 tháng.

Lịch tiêm vaccine cho người trưởng thành mũi 3 trong 1 để ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella với đầy đủ 2 mũi cơ bản như sau:

- Mũi 1: Vào thời điểm bất kỳ được chỉ định.

- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Người trưởng thành tiêm vaccine phòng bệnh Rubella như thế nào - Ảnh 1.

Lịch tiêm chủng ngừa bệnh Rubella cho người trưởng thành theo quy định tiêm chủng quốc gia - ảnh Internet

Tuy nhiên, đối với từng đối tượng: người lớn, phụ nữ có dự định sinh con và trẻ nhỏ, để biết có cần chủng ngừa hay không, cần kiểm tra miễn dịch trước khi tiêm.

2. Các loại vaccine phòng bệnh Rubella lưu hành hiện nay

- Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành ở khu vực các quốc gia

Ở nhiều quốc gia, vaccine phòng bệnh Rubella được khuyến cáo dưới trong chương trình tiêm chủng của trẻ em và chương trình tiêm chủng Sởi-Quai bị-Rubella (MMR).

- Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành tại Việt Nam

Ở Việt Nam, 2 loại vaccine được lưu hành giúp phòng tránh 3 bệnh (sởi, quai bị và rubella) đó là: vaccine MMR II của Mỹ và MMR của Ấn Độ.

Người trưởng thành tiêm vaccine phòng bệnh Rubella như thế nào - Ảnh 2.

2 loại vaccine được lưu hành chữa bệnh Rubella tại Việt Nam - ảnh Internet

Vì đây là 2 vaccine sống giảm độc lực nên không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai, người mẹ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp.

Ngoài ra, đối với những người bị dị ứng với các thành phần trong vaccine, có tiền sử dị ứng với Neomycin, người đang bị sốt hoặc viêm đường hô hấp, mắc bệnh lao, mắc bệnh rối loạn về máu, bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch, các bệnh gây giảm hoặc vô gama-globulin máu cần lưu ý không sử dụng được vaccine MMR II.)

Đọc thêm: Những thông tin cần biết về vaccine phòng bệnh Rubella

3. Chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành

Đối với các trường hợp dưới đây, các y bác sĩ khuyến cáo chống chỉ định hoặc hoãn lịch tiêm vaccine Rubella:

- Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vaccine chứa thành phần sởi hoặc rubella như: sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc dấu hiệu ảnh hưởng màng não, tím tái, khó thở, sốc.

Người trưởng thành tiêm vaccine phòng bệnh Rubella như thế nào - Ảnh 3.

Bệnh nhân sốt cao trên 39 độ chống chỉ định tiêm vaccine ngừa bệnh Rubella - ảnh Internet

- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine như neomycin.

- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan).

- Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).

- Đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh thiếu máu, bệnh nhiễm trùng sẽ xem xét tạm hoãn tiêm vaccine đến khi nào cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và bình phục.

Lưu ý: một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vaccine: buồn nôn, chóng mặt, sốt cao. Nếu có gì bất thường cần trao đổi lại ngay y bác sĩ các triệu chứng đang mắc phải vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.

Vậy người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không? thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, trước khi thực hiện tiêm phòng rubella, người trưởng thành cần chú ý một vài vấn đề chống chỉ định để bảo vệ sức khỏe.


Tác giả: Khánh Linh