Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ
Kết quả nghiên cứu cho thấy người trẻ tuổi bị cao huyết áp được điều trị sớm có thể giảm được nguy cơ sa sút trí tuệ về sau.

Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi bị cao huyết áp (ở độ tuổi 30-40 tuổi) có thể có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ về sau. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người bị cao huyết áp có não bộ nhỏ hơn so với người bình thường.

Tiến sĩ Donna K. Arnett, giáo sư tại khoa dịch tễ học tại Đại học Kentucky, Đại học Y tế Công cộng ở Lexington, cho biết: "Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều quan trọng là mọi người cần biết được chỉ số huyết áp của bản thân, cho dù độ tuổi vẫn còn trẻ. Và nếu bị cao huyết áp, hãy tìm cách điều trị sớm".

116 triệu người Mỹ bị cao huyết áp

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi bị cao huyết áp có thể có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ về sau - Ảnh: healthline

Đọc thêm:

- Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?

- Cao huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp

Huyết áp chỉ đơn giản là phép đo áp lực máu đẩy lên thành động mạch. Nếu huyết áp tăng cao trong thời gian dài, nó có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan như tim, não, thận và mắt.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), gần một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ (khoảng 116 triệu người) bị tăng huyết áp; nghĩa huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 80 mmHg, hoặc đang phải dùng thuốc điều trị cao huyết áp.

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp có nguy cơ sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu về tình trạng cao huyết áp với chứng sa sút trí tuệ được công bố vào đầu năm 2020, được đăng trên tạp chí Frontiers in Cardio Heart Medicine, đã xác nhận rằng tăng huyết áp ở tuổi trung niên có liên quan đến suy giảm nhận thức.

Để đánh giá độ tuổi bắt đầu mắc bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng như thế nào đến những thay đổi của não và nguy cơ sa sút trí tuệ, nghiên cứu này đã đã phân tích dữ liệu theo dõi 500.000 người Anh. Những người tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 40-69, đã đồng ý cung cấp mẫu máu, nước tiểu, nước bọt và tiền sử mắc bệnh để thực hiện nghiên cứu.

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 2.

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp trước tuổi 35 có liên quan đến việc giảm thể tích não nhiều hơn so với người có huyết áp bình thường - Ảnh: healthline

Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa cao huyết áp với nguy cơ sa sút trí tuệ, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn về mối liên quan này.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố vào đầu tháng 10/2021 trên tạp chí Hypertension, các tác giả đã so sánh các phép đo thể tích não bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) giữa hai nhóm người tham gia; một nhóm cao huyết áp bao gồm 11.399 người đã được chẩn đoán tình trạng ở các độ tuổi khác nhau (trẻ hơn 35 tuổi; 35-44 tuổi; và từ 45-54 tuổi), và một nhóm huyết áp bình thường.

Nghiên cứu cho thấy, những người được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp ở tất cả các nhóm tuổi có thể tích não nhỏ hơn so với những người không bị cao huyết áp. Người trẻ tuổi bị cao huyết áp trước tuổi 35 có liên quan đến việc giảm thể tích não nhiều hơn so với người có huyết áp bình thường.

Để giải thích tại sao kích thước não quan trọng, tiến sĩ Theo Arnett cho biết: "Mặc dù kích thước não nhỏ dần khi chúng ta già đi, nhưng nghiên cứu này cho thấy những người bị tăng huyết áp lâu năm có não nhỏ hơn những người không bị. Kích thước não nhỏ hơn nghĩa là có ít tế bào thần kinh hơn và sự kết nối giữa các tế bào này cũng ít hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc khả năng xử lý và lưu trữ thông tin của bộ não bị giảm sút".

"Các kết quả trên dựa trên phép đo một lần, do đó để chứng minh rằng tăng huyết áp được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn có liên quan đến việc giảm khối lượng não theo thời gian thì cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai", tiến sĩ Xianwen Shang, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.

Cao huyết áp và nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu

Để đánh giá nguy cơ sa sút trí tuệ, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 124.053 người bị cao huyết áp đến 124.053 người tham gia có huyết áp bình thường trong thời gian 11,9 năm để đánh giá xem đối tượng nào mắc chứng sa sút trí tuệ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 3.

Đối với nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu, nhóm người trẻ tuổi bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn đến 69% - Ảnh: datasourcehub

Trong thời gian nghiên cứu, có 4.626 người phát triển một số dạng mất trí nhớ. Khi so sánh những người bị cao huyết áp với những người không mắc bệnh này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những điều sau:

- Nguy cơ sa sút trí tuệ do bất kỳ nguyên nhân nào ở những người trẻ tuổi bị cao huyết áp (độ tuổi từ 35-44) cao hơn 61% so với những người không bị cao huyết áp.

- Đối với nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu, những người được chẩn đoán tăng huyết áp ở độ tuổi 45-54 cao hơn 45%, và nhóm người trẻ tuổi bị cao huyết áp (độ tuổi 35-44) cao hơn đến 69% so với những người tham gia không bị cao huyết áp.

Và hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa độ tuổi chẩn đoán tăng huyết áp với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Thông qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng người trưởng thành ở mọi độ tuổi nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp phát triển ngay từ đầu để kéo giảm nguy cơ sa sút trí tuệ về sau trong cuộc sống.

"Ba cách để giảm nguy bị cơ cao huyết áp là tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và theo dõi lượng natri nạp vào cơ thể", tiến sĩ Arnett nói.

Nguồn dịch: https://www.everydayhealth.com/hypertension/high-blood-pressure-in-younger-adults-linked-with-dementia-risk-smaller-brain-size/?fbclid=IwAR3CvNvrJPsl2yLuj6kSfCZfbtREOBRwQ06UMVVBw1UWvo2qbrnTuvvX-8o


Tác giả: Tiểu Quyên