Khi nói về nhóm máu, là ngụ ý đến các protein – các kháng nguyên – tồn tại trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Mặc dù có hàng trăm loại kháng nguyên khác nhau ở đó, nhưng những thứ quan trọng nhất với sức khỏe chúng ta là các nhóm A, B, AB và O.
Nếu bạn có nhóm máu A, nghĩa là bạn có kháng nguyên A bao phủ tế bào hồng cầu. Với nhóm B, bạn có kháng nguyên B. Nhóm O, còn được gọi là Zero ở một số quốc gia, nghĩa là bạn chẳng có cả hai loại kháng nguyên trên, và nhóm AB thì có cả hai.
Nhóm máu B tiềm ẩn nguy cơ gặp một số loại bệnh hơn các nhóm máu khác (Ảnh: internet)
Những người thuộc nhóm máu B được hiểu là trong hồng cầu có sự hiện diện của kháng nguyên B mà không có kháng nguyên Rh (D). Nhóm máu này hiếm hơn nhóm máu B+ và là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới (AB- là nhóm máu hiếm nhất). Các chủng tộc da trắng có tỉ lệ người thuộc nhóm máu B- cao hơn so với những chủng tộc khác.
Ngoài việc giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh thì người mang nhóm máu B hay mắc bệnh gì? Tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật nào?
Người thuộc nhóm máu B có tỉ lệ bị sâu răng thuộc tỉ lệ cao. Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh thường gặp nhất trên khắp thế giới và nguy cơ thường gặp nhất ở người mang nhóm máu B.
Người nhóm máu B có tỉ lệ sâu răng cao hơn (Ảnh: internet)
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Ung thư vú rất phổ biến ở nữ giới. Cứ tám phụ nữ thì có một người có khả năng mắc bệnh. Phụ nữ nằm ở độ tuổi nào, sắc tộc nào đều có thể mắc phải ung thư vú. Ngoài ra, những người bị đột biến ADN tế bào vú khiến cho các tế bào bị mất kiểm soát trong quá trình phát triển cũng rất dễ mắc phải bệnh này. Đồng thời trong một nghiên cứu thì người mang nhóm máu B có nguy cơ dễ mắc ung thư vú hơn các nhóm khác.
Trả lời cho câu hỏi người nhóm máu B hay mắc bệnh gì? Những người mang nhóm máu B cũng được cho là có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn các nhóm máu khác. Tuyến tụy là một cơ quan nằm theo chiều ngang phía sau và dưới dạ dày. Tuyến tụy thường dài khoảng 15cm, trông giống như một quả lê và là một phần vô cùng quan trọng của hệ tiêu hóa. Tuyến tụy tiết ra kích thích tố insulin để chuyển hóa đường của cơ thể và tiết ra các loại enzyme tiêu hóa để góp phần tiêu hóa thức ăn.
Người nhóm máu B có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn (Ảnh: internet)
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy bị đột biến gene, khiến các tế bào này không kiểm soát được sự phát triển và cứ tiếp tục sống dù các tế bào bình thường đã chết. Sự tập hợp và tích lũy các tế bào bất thường này hình thành các khối u ung thư.
Ngoài ung thư vú, ung thư tuyến tụy thì ung thư bạch cầu, ung thư miệng của người mang nhóm máu B cũng chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm khác. Họ cũng có nhiều nguy cơ bị virus tấn công hệ thần kinh hơn.
Người nhóm máu B không thích hợp dùng các loại thực phẩm như ngũ cốc, lạc, vừng… vì chúng chứa các lectin làm trì trệ sự chuyển hóa, có thể gây cản trở quá trình sản xuất insulin, dẫn tới mệt mỏi, ứ dịch và hạ đường huyết. Họ phù hợp với các loại thực phẩm như trứng, rau quả, thịt thú nuôi theo đàn (như cừu), cá.
Các loại thực phẩm như ngũ cốc, lạc vừng có thể khiến người nhóm máu B mệt mỏi, hạ đường huyết (Ảnh: internet)
Ngoài thực tế là máu B- rất hiếm, còn có một số rủi ro khác có liên quan đến nhóm máu này. Các rủi ro chính là trong khi mang thai, khi nhóm máu của người mẹ là Rh- và thai nhi là Rh+. Cơ thể con người có xu hướng xây dựng các kháng thể chống lại bất cứ điều gì bên ngoài vào cơ thể của chúng ta.
Máu của em bé cũng không ngoại lệ vì nó bao gồm các kháng nguyên từ người cha (yếu tố bên ngoài cơ thể cơ thể người mẹ). Nó có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Những yếu tố nguy cơ có thể được giảm thiểu bằng cách tiêm chủng cho người mẹ với các kháng thể IgG trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kì.
Tổng hợp