Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà – bác sĩ Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã đưa ra lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường về vấn đề này:
Trái cây bao gồm có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan, là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Chất xơ tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (giúp dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol đồng thời thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.
Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở người bệnh đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và ung thư trực tràng .
Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A.
Trung bình 100 - 150g trái cây có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày cho 1 người lớn. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn.
Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Hà, hầu hết người bệnh tiểu đường thường phải hạn chế ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài chính, nho, dứa, hồng xiêm…, họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn, chẳng hạn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết tốt hơn.